Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Suối nguồn - Ayn Rand



Mười tám tháng trôi qua. Một ngày mùa xuân, Dominique đi bộ đến công trường thi công tòa nhà Wynand.

Cô nhìn những tòa nhà chọc trời trong thành phố. Chúng vươn lên từ những vị trí bất ngờ, vượt qua những mái nhà thấp. Chúng có một vẻ thình lình; như thể chúng vừa nhô lên chỉ một giây trước khi cô nhìn thấy chúng và cô đã chớp được những rung động cuối cùng của chúng. Cứ như thế, nếu cô quay mặt đi và bất thần ngoảnh lại, cô sẽ bắt quả tang những tòa nhà đang bật lên.

Cô rẽ qua một góc phố ở Hell's Kitchen và đi vào một khu đất rộng đã được dọn sạch.

Những cỗ máy đang bò trên mặt đất bị xới tung để giải phóng mặt bằng cho một công viên trong tương lai. Từ giữa khu đất mọc lên bộ khung tòa nhà Wynand; nó đã hoàn thiện và vươn thẳng lên trời. Phần trên của bộ khung vẫn để trần - trông như cái lồng đan bằng thép. Ở phía dưới, kính và vữa nối nhau dâng lên, phủ kín phần còn lại của những khung thép đang cắt xuyên qua không gian.

Cô nghĩ: Người ta nói rằng trung tâm của quả đất là một khối lửa. Khối lửa đó bị nhốt chặt và câm lặng. Nhưng đôi lúc nó phá tung những tầng cao lanh, sắt, và granit, để bắn tung lên bầu trời tự do. Khi ấy, nó trở thành một thứ như thế này.

Cô bước tới tòa nhà. Có một hàng rào gỗ phủ quanh những tầng dưới của tòa nhà. Ở trên đó có những bảng quảng cáo lớn ghi tên các hãng cung cấp vật liệu cho tòa nhà cao nhất thế giới. "Thép do công ty Thép Quốc gia cung cấp." "Kính của tập đoàn Ludlow." "Thiết bị điện của tập đoàn Wells-Clairmont." "Thang máy của tập đoàn Kessler." "Nhà thầu Nash & Dunning."

Cô dừng lại. Cô nhìn thấy một thứ mà cô chưa từng để ý đến trước đó. Cô có cảm giác một bàn tay vừa chạm nhẹ vào trán cô - bàn tay có khả năng chữa bệnh của những nhân vật trong truyền thuyết. Cô chưa từng biết Henry Cameron và cô cũng chưa từng nghe ông nói, nhưng lúc này, cô có cảm giác cô đang nghe ông nói: "Và tôi biết nếu cậu vẫn mang những lời này đến tận cùng thì đó sẽ là một chiến thắng, Howard, không chỉ là chiến thắng cho cậu mà còn cho cái-đáng-phải-chiến-thắng, cái làm thế giới này tiến lên mặc dù nó chưa bao giờ được thừa nhận. Nó sẽ minh chứng cho rất nhiều người đã ngã xuống trước cậu, những người đã phải chịu đựng như cậu sẽ phải chịu đựng."

Cô nhìn thấy, trên hàng rào bao quanh tòa nhà vĩ đại nhất New York, một tấm biển nhỏ bằng thiếc với dòng chữ:

"Howard Roark, kiến trúc sư."

Cô bước về phía phòng giám sát công trình. Cô vẫn thường đến đây để gặp Roark, để theo dõi tòa nhà mọc lên dần dần. Nhưng lần này, trong phòng là một người mới đến làm, anh ta không biết cô. Cô đề nghị gặp Roark.

"Ông Roark đang ở tít trên bể chứa nước. Xin bà cho biết quý danh."

"Bà Roark." cô trả lời.

Người đó tìm thấy người giám sát công trường. Ông ta để cô đi lên bằng thang kéo ngoài trời, giống như những lần trước. Thang kéo chiỉ là một vài tấm ván với một sợi dây thừng bao quanh; nó chạy dọc thân tòa nhà.

Cô đứng; hai tay giơ lên bám vào một dây cáp, đôi giày cao gót của cô vững chãi trên mặt ván. Những tấm ván khẽ rung, một luồng không khí ép chiếc váy ôm lấy người cô, và cô thấy mặt đất bị bỏ lại phía dưới.

Cô đã vượt qua những khung cửa rộng của khu cửa hàng. Những dãy phố bên dưới chìm xuống sâu hơn. Cô vượt qua mái hiên của những rạp chiếu phim - đó là những tấm thảm đen được treo bằng những dải màu xoắn. Những cửa sổ văn phòng lướt qua cô, những dải kính dài trôi xuống dưới. Những nhà kho lớn biến mất, chìm xuống cùng với những của cải cất giữ ở đó. Đỉnh tháp của những khách sạn nghiêng nghiêng, như cánh của một chiếc quạt đang chạy và được gấp lại. Những ống khói nhà máy nhìn như những que diêm đang bốc khói, những chiếc ô-tô nhìn giống như các khối vuông màu xám đang di chuyển. Mặt trời làm cho những đỉnh núi cao biến thành những ngọn hải đăng - chúng quét ngang thành phố với những luồng sáng trắng. Thành phố trải rộng bên dưới, từng khối nhà sắt thành hàng dài xuống tận bờ sông. Thành phố đứng kẹp giữa hai dải nước mỏng, màu đen. Nó nhảy qua dòng nước và trải dài về phía bình nguyên và chân trời.

Những mái nhà phẳng hạ thấp hạ thấp dần như những bàn đạp ấn những tòa nhà xuống thấp và đẩy chúng ra khỏi đường đi của cô. Cô vượt qua những khối nhà lắp kính hình vuông - đó là những phòng ăn, phòng ngủ và phòng cho trẻ con. Cô nhìn thấy anh đang đứng phía trên. Anh đứng trên giàn giáo cao nhất của tòa nhà Wynand. Anh vẫy tay với cô.

Mặt biển cắt ngang qua bầu trời. Mặt biển nâng dần lên khi thành phố thấp dần bên dưới. Cô vượt qua những đỉnh cao nhất của các tòa nhà ngân hàng. Cô vượt qua chóp mái của những tòa án. Cô vượt qua tháp chuông các nhà thờ.

Ở đó, chỉ còn đại dương, bầu trời, và hình dáng của Howard Roark.


LINK tác phẩm: http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=14887

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Nếu em không phải một giấc mơ..



Mùa đông 1996 Arthur dùng điều khiển từ xa để mở cửa gara và đỗ xe ôtô vào đó. Anh đi theo lối cầu thang trong vào căn hộ mới của mình. Anh dùng chân dập cửa lại, đặt túi xuống, cởi áo măng tô và ngồi phịch vào đi văng. Giữa phòng khách, chừng hai chục thùng các tông vứt ngổn ngang nhắc anh nhớ đến những công việc phải làm. Anh cởi bỏ bộ comlê ra, mặc vào cái quần bò và miệt mài tháo dỡ những thùng đồ, xếp những quyển sách trong các thùng lên giá sách. Sàn gỗ kêu ken két dưới bước chân anh. Đến lúc rất khuya, khi đã xếp xong tất cả, anh bèn gập bỏ những vỏ hộp các tông lại, cho chạy máy hút bụi và dọn nốt cái bếp. Xong xuôi, anh ngắm nghía tổ ấm mới của mình." Mình phải xả cho nguội bớt người đi một chút mới được", anh tự nhủ. Đi vào buồng tắm, anh do dự không biết nên dùng vòi hoa sen hay dùng bồn tắm. Quyết định dùng bồn tắm, anh vặn vòi nước, bật cái đài nhỏ trên lò sưởi gần tủ quần áo đựng quần áo bằng gỗ, cởi quần áo ra và bước vào bồn tắm, thở dài nhẹ nhõm.
Trong khi Peggy Lee hát bài Fever trên làn sóng 101.3FM, Arthur nhúng đầu nhiều lần vào nước. Điều làm anh ngạc nhiên trước hết là chất lượng âm thanh của bài hát mà anh đang nghe, sau đó là tính chất stereo thực đến kinh ngạc, nhất là lại phát ra từ một cái đài được coi là mono. Nghe kỹ, anh cảm thấy hình như từ chiếc tủ quần áo vọng ra tiếng ngón tay đánh nhịp theo giai điệu của bài hát, óc tò mò bị kích thích, anh bước ra khỏi buồng tắm, đi rón rén về phía tủ để nghe rõ hơn. Tiếng động mỗi lúc một rõ lên. Anh do dự, hít một hơi dài rồi bất thần mở tung cánh cửa tủ. Trố mắt ra, anh khẽ lùi lại.
Giữa những chiếc mắc quần áo có một cô gái, mắt nhắm lại, vẻ như bị điệu nhạc quyến rũ, vừa búng ngón tay trỏ và ngón tay cái vào nhau để đánh nhịp, vừa khe khẽ hát.
- Cô là ai ? Cô làm gì ở đây?- anh hỏi.
Cô gái giật nảy mình và mở tròn xoe mắt.
- Anh nhìn thấy tôi à ?
- Tất nhiên là tôi nhìn thấy cô.
- Cô gái dường như vô cùng sửng sốt về việc anh nhìn thấy cô. Arthur liền nhắc cô rằng anh không mù cũng chẳng điếc, rồi anh đặt lại câu hỏi lần nữa : cô làm gì ở đây? Đáp lại mọi câu hỏi, cô gái nói với anh rằng cô thấy điều này thật tuyệt vời. Arthur chả thấy có gì là "tuyệt vời" trong tình huống này cả, và bằng một giọng khó chịu hơn, anh hỏi lại cô lần thứ ba : cô làm gì trong phòng tắm của anh vào giữa lúc đêm khuya như thế ? " Tôi cho là anh chưa hiểu ra vấn đề,- cô gái nói,- anh thử chạm vào cánh tay tôi đi!" Anh ngẩn người ra sững sờ, cô gái nài nỉ :
- Nào, anh làm ơn chạm vào cánh tay tôi đi.
- Không, tôi không chạm vào cánh tay cô đâu, có chuyện gì xảy ra ở đây ?
Cô gái cầm lấy cổ tay Arthur rồi hỏi anh có cảm thấy là cô chạm vào anh không. Vẻ bực tức, anh quả quyết xác nhận rằng anh có cảm thấy là cô chạm vào anh, rằng anh nhìn thấy cô hết sức rõ ràng. Lần thứ tư, anh hỏi cô là ai và làm gì trong tủ đựng quần áo ở phòng tắm của anh. Cô gái lờ hẳn đi trong câu hỏi của anh và hân hoan nhắc lại rằng thật là " kỳ diệu" vì anh nhìn thấy cô, nghe thấy cô và có thể chạm được vào cô.



... ...
Cô lại nhấn mạnh rằng đối với cô việc được người khác nhìn thấy đúng là một phép màu. Cô nói với anh rằng cô thấy cách anh miêu tả cô thật dễ thương. Và cô mời anh ngồi xuống cạnh cô. " Điều mà tôi sắp nói với anh đây sẽ không dễ nghe và thật khó chấp nhận, nhưng nếu anh vui lòng nghe câu chuyện của tôi, nếu anh vui lòng dành cho tôi sự tin cậy thì có thể cuối cùng anh sẽ tin tôi và điều đó rất quan trọng, bởi vỉ dù anh không hề ngờ tới, anh là người duy nhất trên đời mà tôi có thể chia sẻ bí mật này" Arthur hiểu rằng không còn cách nào khác, anh sẽ phải nghe điều mà cô gái này muốn nói với anh, và mặc dù mong muốn duy nhất của anh lúc này là được ngủ, anh vẫn ngồi xuống bên cô và nghe câu chuyện khó tin nhất mà anh từng được nghe trong đời.


LINK: http://www.wattpad.com/98266-N-u-em-kh-ng-ph-i-l-m-t-gi-c-m-Marc-Levy?p=9

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Tản mạn nhân suy nghĩ về những phẩm chất Nho giáo tiên Tần

Khác các học thuyết triết học phương Tây, triết học phương Đông nói chung và đặc biệt là Nho giáo nói riêng, luôn xem xét con người trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Ở Nho giáo, chúng ta thấy không có một con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi xã hội.

Xét trong mọi mối quan hệ, Nho giáo (mà Khổng Tử là đại diện tiêu biểu nhất - người mà 2500 năm trước đã được mệnh danh là VẠN THẾ SƯ BIỂU) yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà yêu cầu đối với người. Và đúng như lời nhận định: “Nhân, nghĩa, lễ, trí, hiếu, đễ, trung, tín là những phẩm chất do Nho giáo trước Tần đề xuất, tất nhiên khó tránh khỏi mang dấu ấn thời đại và giai cấp. Tuy nhiên, về cơ bản, nhìn chung những phẩm chất ấy cũng có những giá trị vượt thời đại và mang tính phổ quát toàn nhân loại”. Thật vậy, khi Nho giáo cung cấp được một hệ tư tưởng lấy kỷ cương và phục tùng làm gốc thì điều đó đáp ứng được một trong những yêu cầu cơ bản của hiện đại hoá. Nhất là khi Nho giáo giúp cho mỗi người biến kỷ cương và phục tùng thành một ý thức tự giác của cá nhân mà không phải do áp đặt từ bên ngoài thì nó cũng rất cần thiết. Căn cứ vào việc phân tích bốn phẩm chất lễ, hiếu, đễ, trung, chúng ta sẽ thấy rõ đặc điểm này.

Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên đó là: cha – con, vợ - chồng, anh – em, vua – tôi, bạn – bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

Trong gia đình, mỗi người phải biết giữ gìn và tuân theo lễ. Vì lễ nên giữ được hoà khí, trong nhà chẳng ai ghét, trong xã hội chẳng ai oán mình. Trong việc lễ, quý nhất là ở lòng thành, tín thực với thân thuộc chứ không phải ở hình thức xa hoa, loè loẹt. Khắc kỷ, phục lễ chính là người nhân.

Nho giáo cũng khẳng định nếu xây dựng được một gia đình hoà thuận, con cái biết hiếu đễ, cha mẹ biết từ nhượng thì đó cũng là làm chính trị rồi (do đó làm chính trị không cứ là phải ra làm quan). Như vậy, ngoài lễ, con người còn cần phải hiếu và đễ. Hiếu là cái đạo đối với phụ mẫu (thờ cha mẹ lúc chết cũng như sống, lúc cha mẹ mất mà tưởng như hãy còn), đễ là cái đạo đối với anh chị em (mỗi người phải ăn ở đúng phận mình, anh ra anh, em ra em). Theo Nho giáo, hiếu đễ là đầu mối của lòng nhân.

Nho giáo quan niệm gia đình như cái nước nhỏ, có vị trí quan trọng trong sự ổn định của xã hội. Vì vậy những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được quy định rất chặt chẽ, phụ thuộc danh phận từng người. Những quy định này, nếu loại bỏ yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến nay vẫn còn giá trị.
Ở một mặt nào đó có thể nói rằng những tư tưởng trên của Nho giáo phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước của chúng ta. Chúng ta coi “gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang tiến hành.

Từ lễ, hiếu, đễ trong quan hệ gia đình, con người mở rộng mối quan hệ ra ngoài xã hội. Và phẩm chất đầu tiên của con người (đặc biệt là người quân tử) được Nho giáo đề cao chính là trung. Vì trung nên giao du với bằng hữu thì hết lòng, làm việc cho người thì hết dạ. Nhưng cái trung đó không phải là lòng trung máy móc và thiển cận (ngu trung). Bậc quân tử ngay cả lúc phụng sự vua đâu phải vì cá nhân nhà vua, là chính là vì lẽ ĐẠO. Nếu vua mà vô đạo thì không cần trung.

Một ví dụ điển hình là ở Nhật Bản, không phải chữ nhân mà chính chữ trung được coi là trung tâm. Trước kia trung thể hiện ở sự trung thành đối với thiên hoàng thì bây giờ trung trước hết là lòng trung thành với sự nghiệp hiện đại hoá do thiên hoàng khởi xướng. Chữ trung được hiện đại hoá là như thế. Hơn nữa trung với tư cách một khái niệm luân lý giờ lại gắn với trung với tư cách đạo lý chủ yếu của Khổng giáo. Mặt khác trung được gắn với thiên mệnh (mà biết đến mệnh trời là đạt đến đỉnh đạo lý cao nhất). Như thế, cả luân lý và đạo lý Nho giáo đều có tác dụng trong tiến trình hiện đại hoá - một tiến trình đòi hỏi kỷ cương và sự phục tùng cao.

Tóm lại, thực tế những lý tưởng nhân đạo, khát vọng hoà bình của Nho giáo là “những tri thức rất cơ bản, làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề ngày nay nhiều người quan tâm, liên quan đến con đường phát triển của xã hội ta” (Trần Đình Hượu - “Nho giáo đã trở thành vấn đề như thế nào với nước Việt Nam ngày nay” – Văn hoá và đời sống, tr11 - TP HCM, 1992), là lý tưởng và khát vọng của chúng ta hiện nay. Mặc dù bị hạn chế về lịch sử song một số tư tưởng cũng như biện pháp mà Nho giáo đề ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cũng giống như Nho giáo, hiện nay chúng ta đã và đang ra sức phấn đấu cho một thế giới hoà bình, cho sự bình đẳng của mọi dân tộc trên toàn thế giới. Bởi vậy nên việc kế thừa các tư tưởng nhân văn trong ứng xử và giao tiếp giữa người với người của Nho giáo là một việc làm hết sức cần
thiết.

PHẠM THỊ MINH TÂM, (04.2007)
---

Năm 2008, đến Phương Mai thăm bác Lan. Bác chỉ tay lên tường nói:
- Tâm, đọc cho bác dòng chữ này
Mò mẫm, lục lọi trong trí nhớ một hồi (cùng với sự trợ giúp của bác), tôi đã đọc ra dòng chữ đó, viết rất đẹp theo lối thư pháp: VÔ SƯ TRI VI TÔN.
Đọc xong rồi, bác bắt tôi dịch. Ngay từ đầu, tôi nhớ thẳng đến câu tục ngữ Việt Nam: KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN.
Thế nhưng, ý nghĩa của câu thành ngữ chữ Hán này hoàn toàn khác và sâu xa hơn nhiều: TRI THỨC TỰ MÌNH TÌM HIỂU, KHÔNG NHỜ TỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA NGƯỜI THẦY LÀ ĐÁNG ĐƯỢC ĐỀ CAO NHẤT.
Tôi thích nhất 2 chữ: TRÍ và HÒA trong Hán tự. Chép lại vào đây 1 bài viết nhỏ:


THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY - SƠN TÁP
- Cuộc đời là một vòng luẩn quẩn, ngày hôm kia gắn với hôm nay để xua đuổi hôm qua. Chúng ta tưởng mình sẽ tiến lên trong thời gian nhưng thực ra vẫn là tù nhân của quá khứ! (SƠN TÁP)

- Người lính là kẻ huỷ hoại hạnh phúc của những người thân. Nếu cuộc sống của tôi là có ích, chắc Tổ quốc phải chịu ơn sự hy sinh của một người đàn bà. (SƠN TÁP)

Mình yêu những trang văn nhẹ nhàng mà tinh tế của Sơn Táp. Mình say mê, đắm chìm vào cuộc khám phá những góc, nẻo tâm hồn chàng sỹ quan người Nhật trong câu chuyện tình đẹp mà bi thảm này.

Cả câu chuyện là một cuộc đối đầu, đối thoại, tìm kiếm. Những trang sách giống như một bàn cờ vây mà trong đó mỗi tình tiết là một nước đi.

Hai nhân vật chính là hai người chơi. Trong cuộc chơi này, cái họ kiếm tìm không phải men say chiến thắng mà là sự giải mã tâm hồn người đối diện.

Họ song song tồn tại suốt gần ba trăm trang chuyện. Ngay cả khi gắn kết nhau bởi một tình yêu chân thành, giữa họ vẫn là cả bức tường thành ngăn cách.

Thì ra là thế! Cuộc đời con người là một hành trình dài trải nghiệm và tìm kiếm. Sẽ có câu trả lời nhưng không bao giờ trọn vẹn.

Mình nhớ hồi năm thứ nhất Đại học, khi học văn học Nhật Bản, cô giáo trẻ - TS Nguyễn Mai Liên đã nhắc tới khu vườn đá nổi tiếng, một thắng cảnh của xứ sở mặt trời mọc. Trong khu vườn ấy có bày 100 phiến đá. Điều đặc biệt là dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, du khách cũng chỉ đếm được 99 viên. Ý nghĩa ở đây là gì? (Hẳn tư duy người Nhật sẽ đưa nhiều cách biện giải. Còn riêng mình nghiêng về khía cạnh “bất thập toàn trong thế giới quan, nhân sinh quan”).

Mình rất yêu chữ HOÀ. Ai đã từng nói câu Cái đẹp là sự hài hoà. Thật là một triết lý tuyệt vời. Đơn giản mà sâu sắc! Trong lối sống, theo mình, HOÀ khác hẳn với TRUNG DUNG - lối sống ở ngã ba đường (“ba phải” theo cách nói dân gian Việt Nam) cốt đạt được sự yên ấm cho cá nhân bản thân (mà nòng cốt là quan điểm: dĩ hòa vi quí) (bất giác nhớ tới từ SELFFISH trong Anh ngữ).
---

Tôi không ủng hộ quan điểm DĨ HÒA VI QUÍ. Nhưng tôi vẫn yêu chữ HÒA, xét trên một phương diện khác. HOÀ là dung hoà, tương hợp (biết lấy thế mạnh của mình tôn cái xung quanh, lấy cái xung quanh bổ khuyết cho hạn chế của mình để cùng vươn tới cái đẹp CHÂN - THIỆN - MỸ). Nhưng sống làm HOÀ khó lắm. Đẹp bởi HOÀ lại càng khó hơn…



TƯ LIỆU: http://vn.myblog.yahoo.com/minhtam060284/article?mid=1

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Chó hoang Dingo (hay Câu chuyện mối tình đầu) - R.Phra-er-man



Sợi dây câu mỏng mảnh buông xuống dưới chùm rễ cây mập mạp chốc chốc lại lay động vì sóng nước.
Một cô bé đang ngồi câu cá hồi.
Em ngồi bất động trên một tảng đá, dòng sông dội lên tiếng nước ào ạt. Mắt em hướng nhìn xuống dưới. Những ánh sáng lấp loáng trên mặt nước làm cho cái nhìn của em trở nên mệt mỏi và lơ đãng. Chốc chốc em lại đưa mắt nhìn về phía xa, nơi có dãy núi hình vòng cung được rừng cây phủ kín đứng sừng sững ngay trên bờ sông.
Không gian hãy còn tràn đầy ánh sáng, và bầu trời bị đóng khung trong những dãy núi thì giống như một bình nguyên được chiếu rọi bằng ánh sáng mờ mờ của buổi hoàng hôn.
Nhưng giờ đây không phải bầu không gian quen thuộc với em từ những ngày mới chào đời này, cũng không phải bầu trời tuyệt đẹp này đã cuốn hút em.
Mắt mở to, em dõi theo dòng nước chảy cuồn cuộn, cố gắng hình dung trong trí tưởng tượng của mình những miền đất chưa được biết, nơi dòng sông bắt nguồn và nơi dòng sông chảy đến. Em muốn được nhìn thấy những miền đất khác, những loài vật khác, như con chó úc Dingo chẳng hạn. Rồi em còn muốn trở thành phi công và muốn hát đôi lời về điều đó.
Thế là em bắt đầu hát. Mới đầu hát khe khẽ, sau đó to dần lên.
Em có một giọng hát êm tai. Nhưng xung quanh thì vắng lặng. Chỉ có một con chuột nước hoảng sợ vì tiếng hát của em nên đã khuấy động dòng nước bên rễ cây rồi bơi đến gần cây sậy nhỏ, kéo theo một cành sậy xanh vào hang.
Cành sậy rất dài và con chuột đã mất công vô ích: nó không đủ sức kéo cành cây qua đám cỏ nước rậm rạp.
Cô bé thương hại nhìn con chuột và ngừng hát. Sau đó em đứng dậy, nhấc cần câu lên.
Sợ hại vì cử động của em, con chuột lẩn vào trong đám sậy, còn con cá hồi lốm đốm đen đang nằm bất động trong luồng nước trong veo bỗng nhảy vọt lên và rơi tõm xuống nước sâu.
Cô bé còn lại một mình. Em đưa mắt nhìn mặt trời đang ngả dần về phía đỉnh núi thông.
Mặc dù đã muộn, em vẫn không vội về. Em chậm rãi quay lại và thong thả bước lên con đường mòn, nơi cánh rừng cao đổ dốc xuống đón em theo sườn núi thoai thoải.
Em can đảm đi vào rừng.
Tiếng nước chảy giữa những tảng đá đã ở lại sau lưng cô bé, và phía trước em mở ra một không gian yên tĩnh.
Trong sự yên tĩnh hàng thế kỷ này, đột nhiên em nghe thấy tiếng kèn đồng. Tiếng kèn len lỏi trên con đường rừng có những cây linh sam già đứng lặng yên, cành cây không động đậy, và réo vào tận tai cô bé, nhắc em cần phải về ngay.
Tuy nhiên cô bé không rảo bước thêm. Đi vòng để tránh một bãi lầy mọc dày những cây xaranca màu vàng, em cúi xuống và dùng một cành cây nhọn bẩy lên khỏi mặt đất mấy cây hoa nhợt nhạt còn nguyên rễ. Khi tay em đã đầy những hoa, thì ở phía sau có tiếng bước chân nhẹ nhàng và một giọng gọi to tên em:
- Tanhia!
Em quay lại. Trên con đường rừng, bên cạnh tổ kiến cao là cậu bé Phinca người dân tộc Nanai đang vẫy gọi em. Cô bé bước lại gần, nhìn cậu ta một cách thân thiện.
Bên cạnh Phinca, cô bé nhìn thấy chiếc mũ nồi đựng đầy quả việt quất để trên một gốc cây to đã bị đốn. Phinca đang dùng con dao hẹp bản của thợ săn làm bằng thép Iacút cạo sạch vỏ một cành bạch dường tươi.
- Chẳng lẽ cậu không nghe thấy tiếng kèn hay sao?- cậu bé hỏi.- Sao cậu không vội về?
Cô bé trả lời:
- Hôm nay là ngày bố mẹ đến thăm. Mẹ mình không thể đến được. mẹ mình làm việc ở bệnh viện. Còn ở trại thì chẳng có ai đợi mình cả. Thế tại sao cậu cũng không vội về? - em mỉm cười hỏi lại.
- Hôm nay là ngày bố mẹ đến thăm - cậu bé cũng trả lời như vậy. - Bố mình từ làng đã đến thăm mình, mình đã tiễn bố đến đồi thông.
- Cậu đã tiễn bố về rồi ư? Xa lắm cơ mà.
- Không - Phinca trả lời với vẻ trang nghiêm. - Mình đi tiễng bố làm gì nữa nếu bố ở lại trọ bên bờ sông, cạnh trại chúng mình! Mình tắm ở đằng sau tảng đá Lớn rồi đi tìm cậu. Mình đã nghe thấy cậu hát.
Cô bé nhìn Phinca và bật cười.
Nước da trên khuôn mặt Phinca vốn đã ngăm ngăm càng sẫm lại.
- Nhưng nếu cậu không vội đi đâu - cậu ta nói - thì chúng mình đứng lại đây một lúc. Mình sẽ thết cậu “mật” kiến.
- Lúc sáng cậu đã thết mình cá sống rồi.
- Ừ, nhưng đó là cá, còn đây là một món hoàn toàn khác. Cậu nếm thử xem!
Cậu bé chọc cành bạch dương vào chính giữa tổ kiến. Hai đứa cùng cúi xuống tổ kiến đợi một lúc cho đến khi cành cây mỏng mảnh đã róc vỏ được phủ đầy kiến. Sau đó cậu bé giũ kiến đi, nhẹ nhàng đập cành vào cây tuyết tùng rồi chìa ra cho Tanhia. Trên mảnh gỗ lấp loáng có thể thấy những giọt “mật” kiến. Cậu bé liếm và đưa cho Tanhia nếm thử. Cô bé cũng liếm và nói:
- Ngon quá. Mình rất thích “mật” kiến.
Cô bé lại tiếp tục đi. Phinca đi cạnh em, không chịu tụt lại sau một bước nào.
Cả hai đều im lặng. Tanhia thì thích suy nghĩ một chút và thích im lặng mỗi lần đi vào khu rừng yên tĩnh này. Còn Phinca thì cũng không muốn nói về những chuyện nhỏ mọn như chuyện “mật” kiến. Đó chẳng qua chỉ là một loại dịch mà chính Tanhia cũng có thể tự kiếm được thôi.
Không nói với nhau một câu, đôi bạn đã đi như thế suốt quãng đường, rồi đi sang sườn núi bên kia.
Ở đây, ngay gần bờ dốc đá dựng đứng bên dòng sông chảy vội vã ra biển, hai em nhìn thấy trại của mình - những chiếc lều to rộng dựng thành hàng trên bãi cỏ trong rừng. Tiếng ồn ào từ trại vẳng đến. Người lớn có lẽ đã về nhà, chỉ có một số trẻ con đang reo hò ầm ĩ. Giọng các em khoẻ đến nỗi ở ngay giữa sự lặng im của những tảng đá xám nhăn nheo này, Tanhia cảm thấy hình như rừng già rú lên và nghiêng ngả.
- Này, hình như mọi người đã xếp hàng rồi - cô bé nói - Đáng lẽ cậu nên đi về trại trước mình thì hơn, bởi vì thế này bọn nó sẽ cười chúng ta hay đi cùng nhau mất.
- Lẽ ra bạn ấy không nên nói như vậy - Phinca giận dỗi nghĩ.
Rồi bám lấy một tảng đá nhô ra trên bờ dốc đứng, Phinca nhảy xuống con đường mòn, xa đến nỗi Tanhia thấy sợ.
Nhưng cậu bé không sao cả. Và Tanhia cũng lao người chạy theo một con đường mòn khác giữa những hàng thông thấp mọc nghiêng ngả trên đá.
Con đường mòn dẫn em ra đường cái hệt như một dòng sông chảy từ rừng ra, dòng sông ấy sáng loá mắt em bởi những vụn đá dăm và ồn ào lên bởi một chiếc ôtô buýt dài chật ních người.
Đó là những người lớn rời trại về thành phố.
Ôtô lướt qua bên cạnh. Nhưng cô bé không nhìn vào cửa sổ ôtô, không đưa mắt dõi theo bánh xe lăn. Tanhia không đợi ai đến cả.
Em băng qua đường vào chạy vào trong trại, nhẹ nhàng nhảy qua những rãnh nước và mô đất, bởi vì em vốn là một cô bé nhanh nhẹn.
Các bạn đón em bằng những tiếng reo hò. Lá cờ trên cây sào táp vào mặt em. Em đứng ngay vào hàng của mình, đặt những bông hoa xuống đất.
Anh phụ trách Côxchia đưa mắt doạ em và nói:
- Tanhia Xabanhêêva, cần phải tập hợp đúng giờ! Nghiêm! Bên phải, thẳng! Chạm khuỷu tay người bên cạnh!
Tanhia khuỳnh khuỷu tay ra, nghĩ thầm: “Rất tối, nếu ở phía tay phải là bè bạn. Rất tốt, nếu ở phía tay trái cũng là bè bạn. Và thật là tốt nếu bè bạn ở khắp mọi nơi.
Khi quay đầu về bên phải, Tanhia nhận ra Phinca. Tắm xong, khuôn mặt ngăm đen của cậu ta ngời lên như đá, còn khăn đỏ thì sẫm lại vì ướt.
Anh phụ trách bảo cậu:
- Phinca, đội viên gì mà lần nào em cũng lấy khăn đỏ làm quần tắm. Đừng chối, thôi, đừng chối! Chính anh biết tất cả rồi! Đợi đấy, rồi anh sẽ nói chuyện nghiêm chỉnh với bố em.
- Phinca tội nghiệp, - Tanhia nghĩ - hôm nay cậu ấy không gặp may.
Cô bé luôn luôn nhìn về bên phải. Em không nhìn về bên trái. Thứ nhất, bởi vì nhìn về bên trái là vi phạm nội quy; thứ hai, bởi vì ở đó có cô bé Giênhia béo tròn, người mà Tanhia không ưa.
Đã năm năm liền Tanhia nghỉ hè ở trại này. Nhưng không hiểu sao hôm nay em cảm thấy nơi này không còn vui tươi như hồi trước nữa. Mà em thì bao giờ cũng thích thức dậy buổi sáng ở trong lều, khi những giọt sương long lanh đang từ quả mâm xôi rơi xuống đất, thích tiếng kèn đồng trong rừng sâu rúc lên như tiếng nai, tiếng trống gõ rộn ràng, thích cả món “mật” kiến, cả những bài hát bên đống lửa trại mà em biết nhóm nhanh hơn và giỏi hơn tất cả các bạn trong chi đội.
Cái gì đã xảy ra hôm nay? PHải chăng dòng sông chảy ra biển ấy đã đem đến cho Tanhia những ý nghĩ lạ kỳ? Với một linh cảm mơ hồ nào đó, em đã dõi theo dòng nước. Em muốn bơi đi đâu? Em cần con cho úc Dingo để làm gì? Em cần làm gì cơ chứ? Hay đó chỉ là tuổi thơ đang rời bỏ em? Ai biết được bao giờ tuổi thơ sẽ bỏ đi!
Tanhia kinh ngạc nghĩ về điều đó khi đứng nghiêm trong hàng, và cả sau đó, khi đã ngồi trong lều ăn bữa tối, em vẫn còn suy nghĩ. Chỉ đến lúc ngồi bên đống lửa trại mà em được giao nhiệm vụ nhóm lên, em mới trấn tĩnh lại được.
Tanhia mang từ rừng về một cây bạch dương khẳng khiu đã bị khô quắt sau trận bão, dựng đúng vào giữa đống củi, rồi khéo léo nhen lửa.
Phinca chất củi xung quanh, rồi đợi cho cành cây bén lửa.
Và cây bạch dương cháy lách tách không thành tia lửa trong bóng tối lờ mờ bao quanh.
Bọn trẻ từ các phân đội khác đến ngắm nhìn đống lửa này. Cả anh phụ trách Côxchia cũng đến, cả bác sĩ của trại với cái đầu cạo trọc, thậm chí cả ông phụ trách trại cũng đến. Ông hỏi bọn trẻ tại sao các em không hát, không vui chơi khi có một đống lửa đẹp đến thế.
Các em liền hát một bài, sau đó hát bài khác.
Nhưng Tanhia không muốn hát.
Như lúc trước nhìn xuống nước, giờ đây Tanhia mở to đôi mắt nhìn ngọn lửa lung linh đang vươn lên cao. Và ngọn lửa ấy cũng khuấy động lên một điều gì đó khi thổi vào lòng em những linh cảm mơ hồ.
Không thể ngồi nhìn Tanhia buồn được, Phinca mang đến bên đống lửa chiếc mũ nồi cua rmình trong đựng đầy quả việt quất, mong làm cho Tanhia vui lên bằng những thứ ít ỏi mà cậu có. Phinca mời tất cả mọi người ăn, nhưng lại chọn cho Tanhia những quả to nhất, chín mọng và mát lanh. Tanhia ăn một cách ngon lành. Thấy Tanhia vui hơn, Phinca liền kể chuyện những con gấu, bởi vì bố cậu ta là người đi săn. Còn ai khác có thể kể chuyện gấu hay như thế nữa?
Nhưng Tanhia ngắt lời Phinca:
- Mình sinh ra ở đây, trong vùng này, ở chính thành phố này và chưa hề ở nơi nào khác, - cô bé nói - nhưng bao giờ mình cũng ngạc nhiên: sao ở đây người ta nói nhiều về gấu đến thế. Lúc nào cũng gấu.
- Vì xung quanh là rừng taiga, mà trong rừng taiga thì có nhiều gấu - Giênhia béo trả lời. Đó là một cô bé chẳng có một chút trí tưởng tượng nào nhưng biết tìm ra nguyên nhân chính xác của tất cả mọi việc.
Tanhia trầm ngâm nhìn Giênhia và hỏi Phinca là cậu có thể kể một cái gì đó về con chó úc Dingo được không?
Nhưng hoá ra Phinca cũng chẳng biết gì về con chó hoang Dingo cả. Cậu có thể kể về lũ cho dữ kéo xe, về những con chó laica, nhưng chẳng thể nói gì về con chó Dingo cả. Các bạn khác cũng không ai biết con chó này.
Giênhia béo hỏi:
- Tanhia, cậu cần con chó Dingo để làm gì?
Nhưng Tanhia không trả lời, vì quả thực em cũng chẳng biết nói gì về điều ấy. Em chỉ thở dài.
Dường như vì tiếng thở dài khe khẽ này, cậy bạch dương trước đó đang cháy rực bỗng đung đưa như sống và đổ sụp xuống, tan ra thành tro. Ở chỗ Tanhia ngồi tối sầm lại. Bóng tối tràn đến gần lũ trẻ. Cả bọn la hét ầm ĩ. Ngay lúc ấy có một giọng nói lạ vang lên. Đó không phải là giọng anh Côxchia.
Người ấy nói:
- A! Các cháu, có chuyện gì thế?
Rồi một cánh tay đen to đưa qua phía trên đầu Phinca cả một ôm củi và ném vào lửa. Đó là những cành thông cháy rất đượm, tàn lửa bốc lên vù vù, không tắt ngay ở trên cao mà sáng lấp lánh như những chòm sao.
Bọn trẻ đứng phắt dậy, còn người kia thì đến ngồi gần đống lửa. Ông ta nom bé nhỏ, chân đi ủng da, đầu đội mũ bêrê.
- Bác thợ săn, bố của Phinca đấy! - Tanhia reo lên - Đêm nay bác ấy ngủ lại đây, gần trại bọn mình. Mình biết rõ bác ấy.
Bố Phinca ngồi dịch lại gần Tanhia, gật đầu với em và mỉm cười. Ông mỉm cười với cả những em khác, để lộ hàm răng to đã bị mài mòn bởi chiếc tẩu đồng dài mà ông đang cầm chắc trong tay. Chốc chốc ông lại bỏ một mẩu than vào chiếc tẩu rồi rít một hơi, không nói gì cả. Nhưng tiếng rít ấy, cái âm thanh nhè nhẹ và hiền lành ấy đã nói với tất cả những ai muốn nghe nó rằng trong đầu bác thợ săn lạ lùng này chỉ có toàn những ý nghĩ tốt đẹp. Vì vậy, khi anh phụ trách Côxchia đến và hỏi tại sao trong trại lại có người ngoài thì bọn trẻ đồng thanh kêu lên:
- Đừng động đến bác ấy, anh Côxchia ạ, đó là bố của Phinca. Cứ để bác ấy ngồi bên đống lửa trại của chúng em. Có bác ấy chúng em vui hơn.
- A, hoá ra là bố của Phinca - Côxchia nói - Hay quá! Anh cũng biết bác ấy. Nhưng đồng chí thợ săn ạ, bây giờ cháu cần phải báo cáo với bác là cậu con trai Phinca của bác thường xuyên ăn cá sống và còn mời các bạn khác cùng ăn, như mời Tanhia Xabanhêêva chẳng hạn. Đó là một. Thứ hai, là em ấy cứ lấy khăn đỏ làm quần tắm bên cạnh tảng đá Lớn mà người ta đã nghiêm cấm em ấy.
Nói xong, Côxchia đi đến những đống lửa trại khác đang cháy rực trên bãi cỏ. Còn bác thợ săn do không hiểu biết tất cả những điều Côxchia nói với ông nên nhìn theo anh phụ trách với một vẻ kính trọng và lắc đầu.
- Phinca - Ông nói - bố sống ở lều trại, đi săn thú và trả tiền để con sống ở thành phố, được học tập và luôn luôn no đủ. Nhưng con sẽ ra sao nếu chỉ trong một ngày con đã phạm nhiều tội như vậy và làm cho các thủ trưởng phải phiền lòng. Bố sẽ quật cho con một cái thắt lưng về tội này. Đi vào rừng dồn con hươu của bố đến đây! Nó ở gần thôi. Bố sẽ ngủ đêm ở đây.
Rồi ông quật cho Phinca một cái bằng chiếc thắt lưng da nai dài đến mức có thể vắt lên đến đỉnh cây bá hương.
Phinca đứng dậy nhìn các bạn: có ai chia sẻ với em sự trừng phạt này không?
Tanhia cảm thấy thương Phinca: chính cậu ấy sáng nay đã thết Tanhia cá sống, buổi chiều lại thết “mật” kiến, và có lẽ vì Tanhia mà cậu ấy tắm ở bên tảng đá Lớn.
Cô bé đứng bật dậy và nói:
- Phinca, đi thôi, chúng mình sẽ bắt con hươu mang về cho bố cậu.
Hai em cùng chạy vào rừng. Khu rừng trầm lặng đón các em như thường lệ. Giữa những hàng thôi, bóng hai em giao nhau trên rêu. Những quả sao hoa trong bụi cây lấp lánh ánh sao. Ở phía dưới một cây linh sam gần đó có một chú hươu đang đứng gặm rêu bám vào cành. Con hươu hiền đến mức Phinca chẳng cần phải giở cuộn dây ra buộc vào sừng nó.
Tanhia quàng dây cương vào con hươu và dẫn nó đi trên vạt cỏ đẫm sương đến tận bìa rừng, từ đây Phinca dắt tiếp vào nơi đốt lửa trại.
Bác thợ săn bật cười khi nhìn thấy hai đứa trẻ xuất hiện cùng con hươu bên đống lửa. Ông đưa cho Tanhia cái tẩu của mình và mời cô bé hút: ông vốn là một người đôn hậu.
Nhưng bọn trẻ cười phá lên. Phinca nói với bố một cách nghiêm khắc:
- Bố, đội viên không hút thuốc đâu, đội viên không được hút.
Bác thợ săn rất ngạc nhiên. Nhưng đâu phải vô ích mà ông trả tiền nuôi con trai ăn học, đâu phải vô ích mà con trai ông sống ở thành phố, đi học, quàng khăn đỏ. Cậu bé cần phải biết những điều mà bố cậu không biết.
Đặt tay lên vai Tanhia, bác thợ săn hút thuốc một mình. Con hươu khẽ hà hơi vào mặt Tanhia và chạm nhẹ sừng vào cô bé - đôi sừng ấy, nếu muốn, vẫn có thể êm dịu tuy chúng đã rắn lại từ lâu và phẳng lì như đá.
Tanhia quỳ xuống đất bên con hươu, lòng đầy sung sướng.
Khắp nơi trên bãi cỏ là những đống lửa bập bùng; lũ trẻ ngồi hát xung quanh các đống lửa ấy.
Tanhia ngạc nhiên nghĩ:
- Thật ra, chẳng lẽ những cái này lại không thích hơn con chó úc dingo sao?
Vậy mà tại sao em vẫn muốn bơi theo dòng sông, sao tiếng nước dội vào vách đá cứ vang mãi trong tai em, và sao em lại muốn có những đổi thay trong cuộc sống đến thế?
- Mùa hè đã qua rồi - Tanhi nói khẽ. - Mấy ngày nữa là lại đến trường.
Những cây hoa xaranca mà hôm qua Tanhia đã dùng một cành cây nhọn bẩy lên khỏi mặt đất, đến sáng nay vẫn còn đẹp. Tanhia quấn rêu và cỏ ướt quanh rễ hoa, bọc những cọng hoa bằng một mảnh vỏ cậy bạch dương tươi, và khi kẹp bó hoa dưới nách, đao balô lên lưng, thì ngay lập tức em biến thành một người lữ hành sẵn sáng đi đường trường.
Những thay đổi đã đến một cách bất ngờ. Trại hè quyết định đóng cửa, đưa bọn trẻ về thành phố, bởi bì bác sĩ đã phát hiện ra sương đêm rất hại đối với sức khoẻ. Làm thế nào được, mùa thu đã đến!
Quả thật cỏ thu đã mọc dày hơn, và đã một tuần nay sáng sáng sương muốn phủ đầy khu trại, lá cây trong rừng đọng sương đến tận trưa, tất cả những cái đó đều rất độc.
Tuy nhiên con đường trải ra phía trước Tanhia không phải là xa. Thật ra đó chính là con đường mà hôm qua chiếc ôtô đã ầm ầm phóng qua. Mặc dù con đường chạy từ rừng này sang rừng nọ còn rất mới nhưng hôm nay nó phủ đầy bụi, thứ bụi đá mà đến cả những cây linh sam già mọc ven đường cũng không sao ngăn lại được. Chúng chỉ có thể xua bụi bằng những cành cây của mình.
Tanhia thấy rõ điều này khi bước đi sau mọi người trong đám bụi vàng. Phinca và bố đi cạnh em, cuối cùng là con hươu. Hươu ta cũng chẳng thích bụi và những tiếng kèn đồng chói tai, cứ nửa giờ một lần, các nhạc công đi sau xe tải chở đồ đạc lại thổi. Đến khi các chiến sĩ hồng quân đi xe tăng vượt qua reo lên “Hoan hô” với bọn trẻ thì hươu ta kéo dây cương mạnh đến nỗi tuột ra khỏi tay bác thợ săn rồi lao vào rừng giữa những hàng thông cao, mang theo cả túi đồ đạc thồ trên lưng. Vậy mà chính trong túi đồ này có những của cải quý báu nhất của Phinca và Tanhia.
Đành phải đi tìm con hươu vậy.
Mọi người đã tìm thấy hươu giữa hàng cây bạch dương mảnh khảnh, cũng như hươu, đang run rẩy vì sợ hãi.
Hồi lâu con hươu không muốn ra khỏi rừng. Nhưng cuối cùng, khi bác thợ săn lại lôi được hươu ra đường, tiếng nhạc đã không còn nghe thấy nữa, bụi đã lắng xuống trên những vụn đá mà lúc trước nó bốc lên từ đấy. Những cây linh sam cũng thôi không lay cành nữa.
Mọi người đã đi xa về phía trước.
Không phải cái gì khác, mà chính việc này là nguyên nhân khiến cho khi về đến thành phố với chiếc túi vải gai khoác vai và đôi giày vải rách nát vì vấp phải đá dăm dọc đường, Tanhia chẳng thấy ai ở nhà cả.
Mẹ không đợi được, đã đến bệnh viện đi làm như thường lệ, còn bà vú nuôi già thì ra sông giặt quần áo. Cửa ngỏ đóng kín.
Tanhia đi vào sân.
Nhưng một người lữ hành thì cần gì nhiều? Uống nước lạnh, ngồi trên cỏ, thõng tay xuống đất. Dưới chân hàng rào này là cỏ. Đám cỏ có vẻ thưa thớt hơn, sương đêm đã làm cho ngọn cỏ héo rũ, nhưng tuy vậy lúc gần tối, những con châu chấu mà có trời biết được bằng cách nàoo đã rơi vào thành phố vẫn nhảy tanh tách trong đó. Còn đây là nước. Thật ra nước này không trôi, không chảy thành dòng. Quanh năm nó vẫn ở giữa sân trong một chiếc thùng bị buộc chặt vào một chiếc xe trượt tuyết cũ kỹ.
Tanhia mở nắp thùng và tẩm ướt chùm rễ hoa phủ rêu trắng để những đoá hoa uống no nước. Sau đó em cũng tự uống nước rồi đến gần lùm cây mọc bên phải bậc thềm. Cây thông to và cây bạch dương mảnh khảnh đứng yên lặng bên nhau. Cây thông hãy còn tươi tốt. Bóng nó phủ kín đến hơn nửa sân. Nhưng còn cây bạch dương! Nó đã bắt đầu vàng úa.
Tanhia chạm vào thân cây trắng cồm cộm những khối xù xì.
- Cái gì thế này? Đã mùa thu rồi sao? - em nghĩ.
Cây bạch dương trút một chiếc lá cong queo xuống lòng bàn tay đang giơ ra của em.
- Ừ, - Tanhia nói - đã sang thu thật rồi. Tuy vậy những cây rẻ quạt dưới cửa sổ vẫn còn, và có lẽ cả những cây hoa xảanca của mình cũng sẽ còn sống được ít lâu nữa. Nhưng mọi người đi đâu cả rồi nhỉ?
Đúng lúc ấy Tanhia nghe thấy bên cạnh mình có tiếng động khẽ và tiếng gừ gừ. Hoá ra đó là con mèo già Cadắc dẫn lũ mèo con đến và bắt chúng nhảy trước mặt Tanhia. Sau đó con vịt chạy đến, mỏ ngậm một con giun.
Qua mùa hè, lũ mèo con lớn hẳn lên, ngay cả con mèo bé nhất tên là Ariôn cũng không còn sợ cả giun lẫn vịt nữa.
Tiếp đó, con chó hiện ra ở cửa hàng rào. Thân hình nhỏ bé với cái đầu to tướng, ít nhất nó cũng đã khoảng mười tuổi rồi.
Nhận ra Tanhia, con chó dừng lại ở cổng, và trong đôi mắt già nua kèm nhèm của nó hiện lên vẻ ngượng ngùng - nó cảm thấy xấu hổ vì không phải là kẻ đầu tiên biết được Tanhia đã trở về. Bất giác nó lùi lại phía sau, làm ra vẻ tuyệt nhiên không nhật thấy Tanhia. Trong cuộc đời một con chó cũng có những trường hợp khó xử như vậy. Nó quay ngoắt về phía chiếc xe chở nước, thậm chí không vẫy đuôi. Nhưng tất cả những ý đồ tinh ranh của nó đã bị tiêu tan trong chốc lát khi Tanhia vừa gọi tên nó:
- Chigrơ!
Ngay lập tức con chó nhảy cẫng trên những cái chân ngắn ngủn và lao về phía Tanhia, rúc vào đôi đầu gối khép chặt của cô.
Tanhia vuốt ve hồii lâu cái đầu phủ lông ngắn và thô của con chó, dưới lớp da đầu nó đã xuất hiện những vết lồi lõm của tuổi già.
Vâng, tất cả đều là những con vật già nua yếu ớt tuy mang những cái tên dữ tợn.
Tanhia âu yếm nhìn con chó.
Khi ngước mắt lên, Tanhia nhận thấy bà vú nuôi - một bà già có nhiều nếp nhăn hằn trên mắt và đôi mắt đã mờ đi vì tuổi tác.
Đặt xô quần áo xuống đất, bà vú nuôi hôn Tanhia và nói:
- Ôi, cháu đen quá, chẳng kém gì thằng Phinca của cháu cả. Mẹ cháu không có nhà. Mẹ cháu đã đợi, đợi mãi nhưng cuối cùng không đợi được nữa nên đã đi làm. Như thế là chỉ có bác cháu mình ở nhà thôi. Bác cháu mình thì bao giờ cũng một mình. Cháu có muốn bắc đặt ấm xamôva không? à thế cháu có ăn qua loa gì không? bác cũng chẳng biết ở trại hè người ta cho các cháu ăn uống gì nữa. Chắc là nuốt không nổi.
Không, Tanhia không muốn ăn.
Em mang túi vào nhà, đi qua những căn phòng yên tĩnh, sờ vào những quyển sách nằm trên giá.
Bà vú nuôi nói đúng. Thường thường Tanhia chỉ có một mình - một mình làm chủ những phút rỗi rãi và những ước mơ của riêng em. Nhưng chỉ một mình em biết, thứ tự do này đã đè nặng em đến thế nào. Trong nhà không có anh chị, cũng chẳng có em bé. Cả mẹ cũng thường đi vắng. Ngực em thắt lại bởi một cảm giác cay đắng và dịu dàng làm rưng rưng nước mắt. Cảm giác ấy từ đâu đến? PHải chăng từ hơi ấm bàn tay và khuôn mặt người mẹ, hay là từ hơi quần áo của mẹ, hay từ cái nhìn của mẹ, cái nhìn dịu hiềnn luôn luôn ánh lên vẻ quan tâm mà Tanhia mãi mãi mang theo khắp nơi trong ký ức mình?
Trước kia mỗi lần mẹ đi ra khỏi nhà là Tanhia oà khóc, nhưng bây giờ em nghĩ về mẹ với một tình cảm trìu mến.
Tanhia không hỏi bà vú nuôi là bao giờ mẹ về. Em chỉ sờ vào chiếc váy của mẹ treo trong tủ, ngồi vào giường mẹ rồi lại đi ra sân. Cuối cùng thì cũng phải tìm cách nào thu xếp cho những cây hoa mà em đã nhổ ở bãi lầy trong rừng về.
- Nhưng đã đến mùa thu rồi, Tanhia ạ - bà vú nuôi nói - Còn có hoa gì bây giờ nữa?
- Ồ, mùa thu gì ở đây, bác nhìn mà xem - Tanhia trả lời.
Như thươnge lệ, mùa thu ở thành phố này không có sương mù. Những dãy núi ngoại ô sẫm màu lá thông như vào mùa xuân, trên cánh rừng già mặt trời mãi vẫn chưa ngả xuống, và những bông hoa to không hương vẫn mọc dưới cửa sổ trong sân.
Thực ra, có lẽ những cây xaranca cũng chẳng sống được bao lâu nữa. Nhưng nếu chúng héo đi thì rễ chúng vẫn sẽ nằm trong lòng đất.
Bằng một con dao to, Tanhia đào trên mặt đất vài cái hố nhỏ thành hàng rồi lấy mấy cái que nhỏ để chống cho những cành hoa xaranca.
Con Chigrơ lại đi gữa những luốn hoa và cứ hít mãi những bông hoa. Hít xong, nó ngẩng cái đầu to tướng của mình lên và nhìn ra phía hàng rào. Tanhia cũng nhìn ra đó.
Ngoài hàng rào là Phinca. Cậu bé đã kịp đi chân không, mặc áo may ô, không quàng khăn đỏ, vẻ mặt cậu trông rất xúc động.
- Tanhia, - cậu hét váng lên - đến chỗ mình nhanh lên! Bố mình cho mình mấy con chó kéo xe chính cống.
Nhưng Tanhia không ngừng đào. Tay em đã đen kịt vì đất, còn khuôn mặt thì bóng nhoáng lên.
- Làm gì có chuyện ấy, - cô bé nói - cậu chỉ lừa mình thôi. Bố cậu đã kịp làm việc này khi nào vậy? Vì chúng mình cùng về thành phố hôm nay cơ mà.
- Không, thật đấy - Phinca nói - Bố mình mang chó về thành phố từ ba hôm trước và để nó trong kho chứa của bà chủ nhà. Bố mình muốn cho mình một món quà, bà bố bảo gọi cậu lại mà xem.
Tanhia một lần nữa ngước lên nhìn Phinca chăm chú.
Rốt cục, cũng có thể là như vậy thật. Bởi vì người ta vẫn thường tặng trẻ con những thứ mà chúng mơ ước. Những người cha thường tặng con món quà như thế - Tanhia đã đọc nhiều về chuyện này.
Em vứt con dao xuống luống hoa và đi qua cổng ra phố.
Phinca ở cách nhà Tanhia một cái sân. Cổng vào sân nhà cậu luôn luôn đóng im ỉm. Nhưng cậu đã mở rộng cổng cho Tanhia, và cô bé nhìn thấy lũ chó.
Bố Phinca ngồi cạnh chúng trên mặt đất và đang hút thuốc. cái tẩu trong miệng ông rít to như hôm ngồi bên đống lửa trại trong rừng. Con hươu bị buộc vào hàng rào. Còn lũ chó thì nằm cạnh nhau, tất cả đều cụt đuôi - những con chó laica cụt đuôi chính cống. Không nhấc những cái mõm nhọn đang tì trên đất lên, lũ chó ngước nhìn Tanhia với ánh mắt hung dữ.
Bác thợ săn che khuất lũ chó cho Tanhia.
- Bọn này dữ lắm, cháu ạ - ông nói.
Phinca thêm:
- Giống chó này thuần chủng hơn chó úc Dingo.
- Mình biết rõ giống chó này - Tanhia nói - Nhưng dù sao đây cũng không phải là chó hoang Dingo. Buộc chó vào xe trượt đi bác.
Bác thợ săn hơi phân vân. Đóng chó vào xe trượt mùa hè à? Đây là một trò chơi không thích hợp. Nhưng cả cậu con trai cũng xin ông làm thế. Thế là bác thợ săn lấy trong kho ra một chiếc xe trượt tuyết nhẹ và một bộ đồ thắng rồi bắt lũ chó đứng lên. Chúng gầm gừ đứng dậy.
Tanhia ngắm nghía bộ yên cương lộng lẫy bọc bằng dạ và da. Những chùm lông trên đầu lũ chó phe phẩy như những chiếc chổi lông.
- Thật là một món quà sang trọng - Tanhia nói.
Bác thợ săn rất phấn khởi vì được khen là ông bố hào phóng, tuy người khen chỉ là một cô bé.
Họ ngồi lên xe, Tanhia cầm thanh caiurơ - cây gậy dài làm bằng gỗ tần bì, một đầu bịt sắt.
Lũ chó cứ loanh quanh, ra sức nhún mạnh chân sau rồi lao vút đi, kéo theo chiếc xe trên mặt đất trơ trụi. Vì sự sốt sắng này của lũ chó, bác thợ săn thưởng co chúng một con cá khô lấy trong túi ra. Ông còn rút trong ngực áo ra hai con cá khôn nữa, hai con cá dưa bé tý tẹo lấp lánh dưới ánh mặt trời, đưa cho cậu con trai và Tanhia. Phinca liền nhai rau ráu, còn Tanhia thì từ chối. Nhưng cuối cùng cô cũng ăn hết con cá của mình.
Bác thợ săn cho xe lao nhanh trên đường. Đã đến lúc ông phải từ giã thành phố này, ở đây con hươu của ông bị đói cả ngày. Ông đánh xe vào nhà kho và tháo chó ra khỏi xe. Sau đó ông thao con hươu ra khỏi hàng rào và cho nó liếm muối trong lòng bàn tay ông. Đồ đạc đã chuẩn bị xong từ lâu.
Bác thợ săn chia tay hai đứa trẻ sau hàng rào. Ông chìa tay cho Tanhia, đầu tiên đưa một tay, sau đó đưa tay khác - như người ta vẫn thường bắt tay người hàng xóm khi tạm biệt - và ông mời em đi xe trượt tuyết do chó kéo đến chỗ ông chơi.
Còn con trai thì ông ôm vai.
- Nếu có thể - Ông nói - con hay trở thành một người thợ săn tốt bụng và một nhà khoa học giỏi. - rồi có lẽ nhớ lại những lời phàn nàn của anh phụ trách về cậu con trai, ông suy nghĩ và nói thêm: - Nhớ phải quàng khăn đỏ trên cổ như quy định.
Ông đã đi đến gần chỗ rẽ, tay dắt hươu, nhưng còn quay lại nhìn lần nưa. Da mặt ông sạm đen dường như làm bằng gỗ, nhưng dù nhìn từ xa nét mặt ông trông vẫn niềm nở. Tanhia bỗng cảm thấy tiếc là ông đã biến mất nhanh như vậy sau chỗ rẽ.
- Bố cậu tốt thật đấy, Phinca ạ - Tanhia trầm ngầm nói.
- Ừ, mình rất yêu bố khi bố mình không đánh nhau.
- Hoá ra cũng có lúc bố cậu đánh nhau à?
- Ít thôi, và chỉ những lúc say.
- Thế đấy! - Tanhia lắc đầu.
- Chẳng lẽ bố cậu không bao giờ đánh nhau à? Hiện giờ ông ấy ở đâu? Mình chưa bao giờ thấy ông.
Tanhia nhìn vào mắt Phinca - trong đôi mắt ấy có sự tò mò hay nhạo báng không? Hình như chưa bao giơ em nói với Phinca về bố em.
Nhưng Phinca nhìn thẳng vào mặt Tanhia, mắt cậu chỉ lộ vẻ hồn nhiên, chất phác.
- Không bao giờ, - cô bé nói - không bao giờ ông đánh nhau.
- Thế thì cậu phải yêu bố chứ.
- Không, mình không yêu.
- Thế đấy! - đến lượt Phinca ngạc nhiên. Và im lặng một lát, cậu bé khẽ chạm vào tay áo Tanhia. - Sao thế? - cậu hỏi.
Tanhia cau mặt.
Ngay tức khắc Phinca im bặt, dường như bị chặn lời. Và có lẽ cậu bé sẽ chẳng bao giờ dám hỏi Tanhia một điều gì nữa. Nhưng Tanhia đột nhiên đỏ mặt lên:
- Mình hoàn toàn không biết ông ấy.
- Ông ấy chết rồi sao?
Tanhia chậm chạp lắc đầu.
- Thế ông ấy ở đâu?
- Ở xa, xa lắm. Có lẽ ở đâu bên kia đại dương.
- Có nghĩa là ở Mỹ?
Tanhia gật đầu.
- Mình đã đoán ra: ở Mỹ phải không? - Phinca nhắc lại.
Tanhia từ từ lắc đầu.
- Thế bố cậu ở đâu? - Phinca hỏi.
Đôi môi dày của Phinca hé mở. Quả thật Tanhia đã làm cho cậu sửng sốt.
- Cậu có biết Angiêri và Tuynidi ở đâu không? - cô bé nói.
- Mình biết. Ở châu Phi. Có nghĩa là bố cậu ở đấy à?
Nhưng Tanhia lại lắc đầu, mặt buồn hẳn đi.
- Không, Phinca ạ. Cậu có biết một nước thế này không! Marôxâyca?
- Marôxâyca? - Phinca trầm ngâm nhắc lại theo Tanhia. Cái từ này làm cho cậu ta thích thú. - Có lẽ Marôxâyca là một nước đẹp.
- Ừ, Marôxâyca, - Tanhia nói khẽ - nhà số 40, phòng 53. Bố mình ở đấy.
Và cô bé biến vào sân nhà.
Phinca đứng lại ngoài phố một mình. Tanhia mỗi lúc một làm em ngạc nhiên. Thật tình, em hoàn toàn rối trí.
- Marôxâyca - em nói. Có lẽ đó là một hòn đảo mà em đã quên mất trong kỳ nghỉ hè. Những hòn đảo đáng nguyền rủa này chẳng bao giờ nằm lâu trong trí nhớ em. Rốt cục, em chỉ là một học sinh bình thường, một cậu bé sinh ra trong rừng rậm, trong túp lều da của người đi săn. Em cần những hòn đảo để làm gì cơ chứ?





http://vnthuquan.net/truyen/thuyhu.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nvn1ntn31n343tq83a3q3m3237nvn tác phẩm hoàn chỉnh

http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=6148 lời bình

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Tham khảo thêm về Trần Đức Thảo và việc khảo sát mối liên hệ CN Mác với thuyết phân tâm

VỀ CÔNG TRÌNH

“TÌM HIỂU NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ Ý THỨC”
CỦA CỐ GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO

(Nhân dịp xét truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh)



Phan Ngọc



Trường hợp GS Trần Đức Thảo khác hẳn đa số những người Mác-xít Việt Nam. Ông không phải con người giác ngộ chủ nghĩa Mác ngay từ đầu với ý nghĩa là biện pháp duy nhất để cứu nước và giải phóng dân tộc. Ông theo chủ nghĩa Mác vì chính giá trị triết học của nó, rồi mới thấy ở đấy biện pháp duy nhất để cứu nước. Là người được đào tạo chu đáo nhất Việt Nam về triết học phương Tây, năm 1943 ông đã đỗ đầu thạc sĩ triết học ở Pháp với luận văn: Hiện tượng luận và nội dung thực sự thực tế của nó. Trong công trình này, ông đứng về phía duy lý luận của tư tưởng duy tâm khách quan, một chi nhánh của học thuyết Hegel đối lập với tư tưởng duy tâm phản trí tuệ thịnh hành lúc bấy giờ qua các trào lưu triết học hiện sinh. Nhưng ngay trong công trình ấy, cho đến nay vẫn là tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới về Hiện tượng luận, ông đã đưa ra một lời phê phán hiện tượng luận của Husserl mà không ai bác lại được. Trong khi thừa nhận đóng góp hết sức có hiệu lực của Husserl về cách lý giải bản chất: “Bản chất của một vật là cái yếu tố mà thiếu nó, người ta không thể nào hình dung sự tồn tại của vật ấy”, chẳng hạn “bản chất của màu đỏ là diện tích, vì không thể có một màu nào mà không có diện tích”. Trong khi tán thành lập luận này về bản chất, ông vạch trần nhược điểm không thể che đậy của Husserl là nếu như Husserl theo hiện tượng luận triệt để thì cái bản chất cuối cùng chỉ có thể là “vật chất” với tính cách một phạm trù triết học và khẳng định tự thân hiện tượng luận phải dẫn tới chủ nghĩa duy vật. Đóng góp này của ông đã được thế giới triết học chấp nhận. Như vậy là Trần Đức Thảo đến với chủ nghĩa duy vật sau khi trèo lên cái đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy tâm thời đại này là hiện tượng luận của Husserl, rồi lật ngược nó lại. Từ duy tâm sang duy vật chính là sự phát triển biện chứng của chủ nghĩa duy tâm, ông chuyển sang chủ nghĩa Mác do tình cảm yêu nước.



Thái độ bênh vực chủ nghĩa duy vật này biểu lộ trong cuộc bút chiến giữa Trần Đức Thảo và Jean-Paul Sartre. Trong khi chấp nhận quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác, Sartre công kích quan điểm chính trị và văn hoá của nó biểu hiện ở Liên Xô. Trần Đức Thảo trái lại bênh vực chủ nghĩa cộng sản. Cuộc tranh luận này giữa hai nhà triết học nổi tiếng châu Âu không kết thúc vì Trần Đức Thảo bị thu hút bởi các biến cố trong nước, nhưng theo lời của chính Simone de Beauvoir, nữ triết gia và vợ của Sartre trong “Hồi ký” thì phần đúng là thiên về ông Thảo. Năm 1950, Trần Đức Thảo xuất bản “Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, khẳng định chính chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít là kế thừa triết học chân chính, vượt gộp hiện tượng luận. Trong công trình này, ông đã phác hoạ quá trình phát triển các loài cho đến con người, nhưng chưa có điều kiện vạch ra quá trình phát sinh của ngôn ngữ và ý thức. Công trình này, như chính Đảng cộng sản Pháp thừa nhận, đã góp phần tạo nên nhiều thế hệ cộng sản ở Pháp…



Trong công trình tôi được phân công nhận xét, Những tìm hiểu về nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ, ông muốn dùng chủ nghĩa Mác để trả lời chính vấn đề hóc búa nhất của triết học là nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ, ở đấy các học thuyết duy tâm còn làm bá chủ. Tuy Mác và Lênin có đưa ra những nhận xét hết sức quan trọng về cách tiếp cận, nhưng đó chỉ mới là nhận xét chưa phải là một sự nghiên cứu xong xuôi như hai người đã làm đối với chính trị và kinh tế học. Cách làm của Trần Đức Thảo không phải là minh hoạ chủ nghĩa Mác bằng những luận điểm tuy là rất đúng của Mác mà chính là sử dụng phương pháp luận của Mác, cụ thể là trong bộ Tư bản để chứng minh giá trị của chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay chính trên cơ sở những thành tựu khoa học của thế kỷ XX về khảo cổ học, nhân chủng học, tâm lý trẻ em, ngôn ngữ học, nhằm chứng minh chính quan điểm duy vật biện chứng cung cấp cách lý giải đúng đắn nhất cho phép ta tiếp cận vấn đề ngôn ngữ và ý thức con người một cách khoa học.



Cũng như Mác khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản không bắt đầu ngay từ những biểu hiện riêng của chủ nghĩa tư bản mà xuất phát từ một hiện tượng có chung ở mọi xã hội, đó là “hàng hoá” rồi lấy hàng hoá ở giai đoạn điển hình nhất là giai đoạn chủ nghĩa tư bản, lấy nó làm tế bào của chủ nghĩa tư bản trong đó tuy có cả hai giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nhưng đến lúc này “giá trị trao đổi là tất cả”, rồi từ đó nêu lên cái mặt khu biệt của chủ nghĩa tư bản. Cũng vậy, để nghiên cứu nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ, Trần Đức Thảo không xuất phát từ những biểu hiện mà chỉ con người có được mà thôi như ngôn ngữ và cách chế tạo công cụ mà phải tìm cái tế bào của ý thức ở một biểu hiện có chung giữa con người và con vượn, tức là động tác chỉ trỏ rồi ngay ở cái động tác đơn sơ ấy vạch ra được cái nét chỉ có ở con người mà thôi, cái nét ấy là cử chỉ chỉ trỏ (le geste de I’index). Rồi từ chỗ đào sâu tận đáy cử chỉ chỉ trỏ chỉ riêng có của con người, ông sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để vạch ra quá trình hình thành ngôn gnữ và ý thức, mà từng biểu hiện một đã được các nhà khoa học thế kỷ XX nêu lên nhưng vì thiếu cách lý giải triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho nên chưa làm thành hệ thống, thậm chí nhường chỗ cho những cách lý giải duy tâm.



Trong một dộng tác chỉ trỏ dù là của con người hay dộng vật đều có 3 thành tố, một là của cái vật ở bên ngoài (C), hai là vận động của bàn tay (V), ba là hình thức của vận động này (H). Điều này nói lên tính chất chung của cử chỉ chỉ trỏ.



Chỗ khác nhau giữa cách chỉ trỏ của con người so với con vật là con người chỉ thẳng vào vật mình cần chứ không phải chỉ theo lối vòng cung như con vật. Điều này khẳng định giữa con người chỉ và vật được chỉ có một khoảng cách, trong lúc đó con vượn người không có khái niệm về khoảng cách. Nó vồ ngay lấy vật. Khi hành động chỉ trỏ giả thiết nhất thiết phải có khoảng cách, vậy khoảng cách là bản chất của hành động chỉ trỏ và vì khoảng cách con người là ở ngoài con người cho nên nó là vật chất theo nghĩa triết học của từ này. Khi ngón tay trỏ vào cái vật bên ngoài ở xa mình thì cái khái niệm Vật là khách quan và là vật chất dù cho người ta có thể “dịch” khái niệm này theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo vật, nhưng cái không thay đổi là khái niệm “Vật” theo cái nghĩa hiện thực khách quan đem lại cho ta trong cảm giác, tức là chính cách Lênin định nghĩa về vật chất.



Con vượn tuy tri giác cái vật là ở bên ngoài, nhưng đối tượng với nó là cái nó có thể đụng tới, trực tiếp hay qua một trung gian (chẳng hạn cái gậy). Theo Trần Đức Thảo, đó là giai đoạn tiền thành nhân (stade préhominien) tiêu biểu đối với Vượn Nam phương (Australopithèque) đã đi hai chân, đã sử dụng một số đối tượng tự nhiên như là công cụ (cành cây), nhưng các đối tượng này là tuỳ tiện có ngay bên cạnh, không hề có chức năng công cụ ở tự nó. Nó đã thốt lên được một số âm thanh, nhưng các âm thanh này chỉ có tính chất tình thế, không có ý nghĩa chỉ đối tượng, tức là chưa có cử chỉ chỉ trỏ theo nghĩa đen.



Cử chỉ đồng thời có ý nghĩa là một sự hướng dẫn từ xa, do đó có chức năng kêu gọi và cũng thể hiện bằng tiếng cảm thán của con người hay của con vật rồi được cả tập thể đáp lại. Chủ thể hành động chỉ hay thốt lên tiếng kêu như vậy là có ý thức rằng các chủ thể khác cùng loài là đồng nhất với mình, hay như Mác nói: “Nhìn thấy mình ở người khác như nhìn trong một tấm gương”. Chỉ có như vậy mới có sự trao đổi bằng cử chỉ hay tiếng kêu được. Điều này là cơ sở cho hành động tập thể mà ta đã thấy và ở những con vượn người. Nhưng lúc này ý thức tập thể chỉ là ý thức tập thể của bầy đàn. Phải qua nhiều bước trung gian trong sự phát triển xã hội mới xuất hiện “cái tôi”. Giai đoạn này phải đến bước thứ ba của sự phát triển ý thức mới ra đời được. Bước thứ nhất là ý thức rời rạc của chủ thể, bước thứ hai là ý thức tập thể, cả hai bước này đều đã đạt được ở vượn người. Chỉ sang bước thứ ba ý thức về cái tôi mới xuất hiện, tức là qua vô số kinh nghiệm con vượn người ý thức được các hiện tượng đơn lẻ bên ngoài và tìm được cử chỉ hay cách diễn đạt bằng âm thanh để thể hiện cái vật mình muốn chỉ trỏ bằng một dấu hiệu riêng. Bằng cách này Trần Đức Thảo lật đổ cơ sở duy tâm của ngôn ngữ học hiện đại khi cho rằng “Nghĩa một ký hiệu là một ký hiệu khác qua đó cái nghĩa này được biểu hiện”, tức là “Vậy cái gì còn lại ở một liên hệ trực tiếp giữa từ và vật?” (Jakobson). Còn Trần Đức Thảo, cũng làm như khi ông phê phán Husserl rằng đằng sau mọi nghĩa của từ có sự vận động của tư tưởng mà theo Mác “Sự vận động của tư tưởng chỉ là sự khúc xạ của sự vận động hiện thực được chuyển tới và được chuyển vị trong đầu óc con người”. Như vậy là có hai sự khúc xạ. Sự khúc xạ thứ nhất là sự khúc xạ của thực tại vào đầu óc con người sang đầu óc con người với tính cách thành phần của một tộc người và đây là đối tượng của văn hoá học. Theo Trần Đức Thảo thì đứa trẻ chỉ đến nửa cuối năm thứ ba mới đạt đến giai đoạn này, trong khi cử chỉ đã phát triển dần dần từ tháng thứ 14.



Đó là cách làm của Trần Đức Thảo theo đúng các thao tác của Mác để nêu lên cái tế bào của ý thức ở cử chỉ, rồi lý giải bằng cách nào cái tế bào của ý thức là cử chỉ chỉ trỏ này chuyển thành vật chất của tư tưởng là ngôn ngữ. Chỉ sau khi nêu lên được cái nét riêng biệt xuất phát từ cử chỉ tác giả mới chứng minh được sự khác nhau giữa cái không hữu thức còn có mặt ở vượn người sang cái hữu thức đã có mặt phôi thai ở người vượn mà tác giả dùng thuật ngữ “homo habilis” tức là con người khéo léo, và chuyển sang việc nghiên cứu cái cử chỉ âm thanh, mầm mống của ngôn ngữ.



Phần thứ hai của công trình này mang nhan đề “Ngôn ngữ hỗn hợp” dành cho việc theo dõi quá trình hình thành ngôn ngữ”.



Như chúng ta thấy, có vô số công trình khoa học nghiên cứu sự ra đời của ngôn ngữ ở các ngành khảo cổ, tâm lý trẻ em, ngôn ngữ học… Nhưng cho dù rất nổi tiếng, đặc biệt các công trình của Piaget, ta chỉ bắt gặp những khảo sát rời rạc mang tính hiện tượng, còn thiếu một cách lý giải triết học thống nhất.



Trọng tâm của phần hai là khái niệm “hỗn hợp”. Trong công thức CVH mà tác giả nêu lên để công thức hoá cử chỉ, không có yếu tố nào là tách riêng độc lập hết. Khi đứa bé chỉ vật C, thì trong cách chỉ trỏ của nó có cả V và H. Câu chuyện tách ra như thế chỉ là để khẳng định thành tố nào được xem là trước mà thôi. Do đó CVH, có thể chuyển sang những biểu hiện khác nhau do tính hỗn hợp của C, V và H. Ta có thể có 6 công thức, CVH, CHV, HCV… Chỉ khi nào trong ý thức một vật, một vận động hay một hình thức có thể chuyển sang một cái khác nó, tức là chỉ khi nào cái đối tượng hữu quan mang tính hỗn đồng, vừa là cái này vừa là cái kia thì mới có bước chuyển hoá này được. Rồi từ chuyển hoá sang cái có mặt, nó có thể chuyển hoá sang cái vắng mặt, lúc đó cái từ mới thực sự ra đời. Đó là thao tác Trần Đức Thảo đã theo. Mặt khác, vì không cách nào khảo sát một hiện tượng đã mất đi hoàn toàn như quá trình hình thành ngôn ngữ, tác giả phối hợp sự khảo sát các chặng đường của sự hình thành công cụ với sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ em để cung cấp cho lý luận mình những cơ sở cần thiết.



Chính theo phương pháp này, tác giả chia phần này ra thành những mục:



I. Sự tiến trỉển của dụng cụ. Gồm những mục “Từ Dự người đến người khéo léo”, xảy ra vào giai đoạn giáp ranh giữa Kỷ đệ tam và đệ tứ, khi vượn người chuyển sang Người vượn Nam phương khi bàn tay được giải phóng hoàn toàn và con người khéo léo ra đời có hình thức lao động sản xuất đầu tiên được chứng minh ở tầng I Oldovai bởi kỹ thuật đẽo đá. Các hòn đá đẽo này còn chưa có hình thù mang một vài nhát đẽo ở một mặt. Từ đó chuyển sang giai đoạn chuẩn bị dụng cụ và tu chỉnh dụng cụ, để sang giai đoạn vượn Kafou là giai đoạn phát sinh lao động làm đá. Theo tác giả ở giai đoạn Oldovai trong hòn đá đẽo không có hình thù rõ nét nói lên tiếng nói đã ra đời nhưng dưới hình thức sơ đẳng nhất. Xét về tâm lý con trẻ, nó tương ứng với tuổi lên 1 tức tuổi con vượn.



II. Sự ra đời của ngôn ngữ, có sự triển khai những từ trong trạng thái hỗn đồng trước đây là “từ câu”. Sự triển khai đi theo đối tượng trong sự vận động diễn ra trong một hình thức (H) nào đấy.



Tác giả theo dõi quá trình hình thành ngôn ngữ chủ yếu dựa vào những kết quả về sự ra đời của ngôn ngữ ở trẻ em. Tôi thấy trình bày đầy đủ sẽ không tiện vì vượt quá phạm vi một bài nhận xét.



Nếu như phần nêu lên tế bào của nhận thức tức là ở động tác chỉ trỏ thực sự là thiên tài thì phần thứ hai về quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức tất yếu còn có thể bổ sung và thậm chí điều chỉnh qua những khảo sát thực tế. Mặc dầu vậy rõ ràng cái công cắm ngọn cờ duy vật biện chứng trong lĩnh vực này là của Trần Đức Thảo, của sự đóng góp của trí tuệ Việt Nam…



Trong khảo sát Học thuyết Mác và thuyết phân tâm, những nguồn gốc của khủng hoảng kiểu Ơđip, Trần Đức Thảo tiếp tục sử dụng duy vật biện chứng để đánh giá một học thuyết thịnh hành ở phương Tây sau đại chiến thế giới II, học thuyết Freud. Thái độ của ông hết sức nghiêm chỉnh. Ông không phủ nhận sạch trơn học thuyết Freud với lý do nó không phải là học thuyết Mác. Ông thừa nhận những đóng góp phải nói là quan trọng của Freud và muốn dùng duy vật biện chứng để chuyển nó theo con đường duy vật có hiệu lực hơn nhiều: “Chắc chắn sự nghiệp của Freud bị thiệt thòi bởi hệ tư tưởng thời đại ông: Tâm lý học sinh vật luận và xã hội học luận kiểu Durkheim. Do đó học thuyết này không có năng lực hiểu đời sống trong bản chất hiện thực của mình là bản chất xã hội, cơ sở thực sự của tâm thần cá nhân”.



Rất tiếc bản thân tôi được đọc là dịch từ bản Pháp văn năm 1973. Ông Thảo đã trao đổi với tôi bản Pháp văn ngay sau khi xuất bản. Sau đó tôi còn nhận được một bản tiếng Việt của ông nói trong phần này có những sai sót về sự kiện là những gì, và hiện nay cũng không có bản nguyên tác nào xuất bản có những sửa chữa về các sai sót này. Chính vì vậy nhận xét của tôi không chắc có đúng với ý nghĩ của tác giả không.



Phức cảm Ơđip là danh từ Freud đặt ra để chỉ hiện tượng thường thấy là con trai yêu mẹ hơn cha, còn con gái yêu cha hơn mẹ. Ông gọi là thế căn cứ vào huyền thoại Hy Lạp chàng Ơđip giết cha lấy mẹ. Khi nghiên cứu bệnh tâm thần, Freud nhận thấy con trai có ham muốn tình dục với mẹ và ghen tỵ với cha, ngược lại con gái có ham muốn tình dục với cha và ghen tỵ với mẹ, phức cảm này xuất hiện từ 3 tuổi đến 5 tuổi ở em gái. Theo Freud, từ thời vượn cổ ham muốn này bị dồn nén và gây nên rối loạn tinh thần ở những người bị bệnh tâm thần. Năm 1912, Freud cho nguyên nhân của phức cảm này là do chỗ vào thời Người Vượn, họ sống thành bầy hoặc thành dòng họ, trong đó con đực bằng sức mạnh chiếm độc quyền hưởng dụng các con cái và loại trừ những đứa con trai này lớn lên khoẻ mạnh giết con vượn bố để chiếm đoạt quyền này. Đó là cách giải thích xuất phát từ khoái cảm tình dục cá nhân.



Cách giải thích của Trần Đức Thảo xuất phát từ quan hệ xã hội như sau:



Vào giai đoạn con người tạo tác (homo faber), tức là giai đoạn họ người (hominide) thực sự ra đời mới diễn ra tấn bi kịch sinh học của nữ giới. Trong khi đứng thẳng, xương chậu của con người chưa thoát khỏi cấu trúc khi xưa nên rất bé, gây nên hiện tượng sẩy thai và tỷ lệ nữ chết trong sinh con rất lớn. Chỉ có những thai đẻ non mới sống sót. Khi các bà mẹ thường chết sau khi sinh thì đứa con là do người khác nuôi nấng và thuộc vào nhóm người. Các di tích khảo cổ học cho thấy tỷ lệ đàn ông cao hơn đàn bà rất nhiều, trung bình một nhóm có 8 nam và 4 nữ và 20 trẻ em. Những người đàn ông lớn, khoẻ mạnh giữ các nữ đến thời kỳ sinh dục cho chính họ. Do chỗ quen sống và lao động tập thể, người ta có thể thắng lối ghen tuông thú vật, cho nên với số nữ đông hơn nam không xảy ra tình trạng một người độc quyền các nữ. Tất cả các đàn ông trong nhóm đều là cha, và tất cả những nữ đến tuổi sinh dục đều là mẹ của nhóm trẻ. Khi bọn trẻ lớn lên thì bọn con trai thấy lớp người 35 tuổi làm chủ các cô giái 15 tuổi và là mẹ của họ, còn họ bị tước quyền tham dự để đến khi họ khoẻ lên khoảng 30 tuổi họ sẽ chiếm lấy các bà mẹ trước đây làm vợ gạt các ông cha giờ đã yếu đuối. Đó là nguyên nhân của phức cảm Ơđip.



Cách chứng minh của tác giả là dựa trên những tài liệu khảo cổ dân tộc học, nhưng trình bày ở đây có thể là không cần thiết. Tôi chỉ bó hẹp vào phương pháp làm việc mà thôi và những kết quả thực tế của phương pháp. Ông đã đưa ra những đóng góp có giá trị của phân tâm học (vai trò của vô thức, cách chữa bệnh thần kinh chỉ bằng ngôn ngữ) về quan hệ xã hội chứ không phải về sinh học, bác bỏ quan hệ nam nữ thuần tuý động vật dựa trên quan hệ xã hội bị chi phối bởi lao động tập thể, và sự cấm kỵ trong giao cấu và do kỷ luật lao động tập thể yêu cầu, giải thích được hiện tượng mất cân bằng dân số về giới tính cũng như hiện tượng tiết dục ở tầng lớp con trai thành niên.



Cố gắng của tác giả là chứng minh ưu thế của phương pháp luận Mác-xít trong các lĩnh vực triết học, khảo cổ, phân tâm, ngôn ngữ học. Ông đã cố gắng một mình trong những hoàn cảnh không thuận lợi, cách xa tài liệu thế giới.



Có lẽ không nên bàn đến chuyện Trần Đức Thảo xứng đáng với giải thưởng. Sự nghiệp của ông là khách quan, của cả thế giới. Trí thức Việt kiều nhìn vào cách đối xử của ông để đánh giá thái độ của Đảng đối với trí thức do phương Tây đào tạo. Một người như Trần Đức Thảo tất nhiên có những suy nghĩ riêng về học thuyết Xtalin, học thuyết Mao Trạch Đông… chỉ tiếc là ông đã thấy quá sớm. Cho nên tôi nhắc lại việc trao giải thưởng cho nhà triết học Trần Đức Thảo đã vượt ra ngoài phạm vi một giải thưởng, mà khẳng định một đường lối của Đảng ta đối với những lao động trí óc nói chung và đối với Việt kiều làm việc trí óc nói riêng.



Phan Ngọc

Báo Tiền phong Chủ nhật, Số 22-23, năm 2000



Nguồn: http://viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_PhanNgoc.htm
Xem thêm:http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1236&rb=0301
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Ngon-Ngu/Tran_Duc_Thao_va_cuon_Tim_coi_nguon_cua_ngon_ngu_va_y_thuc/

Tác phẩm chính:
Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức

Nhà triết học chân chính Việt Nam và thế giới thế kỉ XX

Nụ Cười của Thảo: Hiện Tượng Học và Dòng Tư Tưởng Ngoại Âu

TIỂU SỬ TRẦN ĐỨC THẢO



Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917.



Từ 1923 – 1935 Tôi học tại trường trung học Pháp tại Hà Nội
1935 – 1936 Là sinh viên năm I trường Luật ở Hà Nội
1936 Tới Paris chuẩn bị dự thi vào Trường Sư phạm phố d’Ulm
1936 – 1939 Học tại Trường Louis – le Grand và Henri IV
1939 Nhập học Trường Sư phạm phố d’Ulm
1939 – 1943 Học cử nhân triết học (tốt nghiệp cử nhân triết học)
1940 Lánh nạn tại Bagnères de Bigorre
09/1940 đến 03/1941 Lánh nạn ở khoa Văn trường Clermont Ferrand, tại đây cũng có trường Strasbourg đến sơ tán. Ở đó tôi gặp Jean Cavaillès và được ông đưa vào đọc Triết học Husserl
03/1941 đến 9/1944 Nội trú tại Trường Sư phạm phố d’Ulm
1941-1942 Nhận bằng Cử nhân với đề tài “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”
1942-1943 Học và lấy bằng Thạc sĩ triết học
1943-1944 Nghiên cứu sinh tại Trường Sư phạm phố d’Ulm để thực hiện luận án Tiến sĩ quốc gia (Doctorat d’Etat) với đề tài “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”
Đầu năm 1944 Tới Bỉ, nghiên cứu tại cơ quan lưu trữ Husserl ở Louvain. Edmund Husserl mất năm 1937 tại Đức sau khi đã bị bọn phát xít gạch tên tại trường đại học. Bà Husserl đã phải lánh nạn ở Bỉ, tại đó trường đại học Louvain đã thành lập một khu đặc biệt với tên Lưu trữ Husserl (Archives Husserl) với mục đích thu thập tài liệu là những bản viết tay của Husserl.





Những nghiên cứu tôi thực hiện ở đây vào đầu năm 1944 cho phép tôi khằng định những gì đã được dự đoán trong luận án tốt nghiệp: đó là ngược lại với những giải thích thông thường đã giới thiệu thuyết Hiện tượng học Husserl là một học thuyết về những bản thể vĩnh hằng, những phân tích của Husserl hướng tới triết học về thời gian, về con người lịch sử và về lịch sử thế giới. Ông nói: “Cái vĩnh hằng là một thời gian tuyệt đối, chính bản thân nó chỉ là một phương thức của thời gian”.

Từ đó tôi đã đi đến Hiện tượng học của trí tuệ của Hegel mà tôi đã bình luận trong bài báo đăng trên tạp chí Temps Modernes (tháng 9 năm 1948).

Từ tháng 10 năm 1936 đến tháng 9 năm 1944: Là sinh viên nhận học bổng của Bộ thuộc địa.

Từ tháng 10/1944 đến tháng 9/1946: là nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học (Centre National de Recherches Scientifiques CNRS).

Từ tháng 12 năm 1944: là Báo cáo viên chính trị tại Đại hội những người Đông Dương ở Avignon, tại đây tôi đã trình bày một cương lĩnh thiết lập nền dân chủ ở Đông Dương.

Tôi đã được chọn để viết báo cáo chính trị, vì mọi người đề biết tôi chưa từng có bất kỳ một quan hệ nào với những người đảng viên quốc xã. Sau giải phóng đó là điều kiện đầu tiên để có quyền được nói về chính trị. Đại hội diễn ra tại phòng lễ hội của toà Thị chính Avignon và ông thị trưởng là đảng viên Đảng Cộng Sản.

Tôi đã được bầu là Uỷ viên của Tổng Liên đoàn người Đông Dương ở Pháp và phụ trách nghiên cứu những vấn đề chính trị.

Đầu năm 1945 với tư cách uỷ viên Tổng Liên đoàn người Đông Dương, tôi đã có một cuộc tiếp kiến với ngài Tổng bí thư Maurice Thorez tại trụ sở của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Pháp. Chúng tôi đã thống nhất đường lối chung trong cuộc đấu tranh vì các dân tộc bị áp bức, chống lại chủ nghĩa đế quốc: cuộc đấu tranh nhằm giải phóng cho các dân tộc ấy, do những điều kiện khách quan của thế giới đương thời sẽ nhất thiết dẫn đến chủ nghĩa cộng sản. Ngài Maurice Thorez đã hứa rằng các tổ chức của Đảng Cộng sản Pháp sẽ có những giúp đỡ cụ thể dành cho các tổ chức địa phương do Tổng Liên đoàn người Đông Dương ở Pháp làm đại diện. Lời hứa này đã hoàn toàn được tôn trọng.

Tháng 9 năm 1945: Nhiều truyền đơn và hội nghị báo chí được tổ chức ủng hộ Mặt trận Việt Minh và Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một bài báo đăng trên tờ Le Monde đã thuật lại cuộc họp báo của tôi, bài báo đó đã nhắc lại một câu hỏi của một nhà báo đã hỏi tôi: “Những người Đông Dương sẽ làm gì khi quân đội viễn chinh đổ bộ?”, tôi đã trả lời: “Phải nổ súng”. Vì lời đối đáp này, tôi đã phải trả giá là bị bắt giam giữ tại nhà tù Príon de la Santé từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 năm 1945 (3 tháng), với lý do “xâm phạm an ninh nước Pháp trong những lãnh thổ có chủ quyền của Pháp” (Xem trong tạp chí Les Temps Modernes, số 5, tháng 12 năm 1946, trang 878).

Khi tôi bị giam giữ, báo L'Humanité đã đăng một bài đòi trả tự do cho tôi. Maurice Merleau Ponty, Tổng biên tập tạp chí Les Temps Modernes đã truyền đi một bản kiến nghị cùng nội dung trên tới hàng nghìn người trí thức.

Ở phố d’Ulm, đã có tình trạng chia rẽ. Những người cộng sản và những người cảm tình cộng sản (trong số đó phải kể đến những người theo trường phái hiện sinh) đã đòi trả tự do cho tôi. Điều đáng lưu ý là trong thời kỳ chiếm đóng của Đức quốc xã, nhóm của Jean-Paul Sartre đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít và đã có mối liên hệ với những người Đảng cộng sản. Jean-Paul Sartre xuất phát trực tiếp từ triết học của Husserl và nếu có bị ảnh hưởng bởi triết học của Heidegger ông vẫn ở mức khá xa rời triết học của vị này.

Những sinh viên khác và các sinh viên nội trú trường sư phạm đã phản kháng chống lại việc bắt giữ tôi, đơn giản là vì tinh thần dân chủ.

Còn một số nào đó thì do dự, vì sự gắn bó của họ với tổ chức Liên hiệp Pháp (L’Union Francaise). Nhóm khác là những người tán thành ý kiến của Bộ Thuộc địa. Những chia rẽ này đã ngăn cản việc thực hiện bản kháng nghị tập thể do một chi bộ cộng sản tiến hành.

Trên thực tế, tôi vẫn ở ký túc xá của Trường sư phạm phố d’Ulm từ khi trở về từ Clermont Ferrand (tháng 3 năm 1941) cho tới khi giải phóng Paris. Nơi này không bao dung cho chủ nghĩa phát xít. Những học sinh cảm tình với Đảng Quốc Xã hầu như đã bị trục xuất khỏi ký túc xá, họ là những người ngoại trú, và thực tế hầu như họ chưa bao giờ đến trường.

Tôi đã là chuyên gia nghiên cứu về Husserl - người đã bị xoá tên khỏi trường đại học của Đức ngay khi những người phát xít lên nắm chính quyền. Tôi đã được ông Jean Cavaillès - người đã tham gia vào cuộc kháng chiến ngay từ buổi đầu bị Đức Quốc xã chiếm đóng, dẫn dắt đến với thuyết Hiện tượng học Husserl.

Vào đầu tháng 10 năm 1945, Toà án quân sự đã bắt giữ 50 người Đông Dương ở Paris. Một số tờ báo đã viết rằng những người này đã hợp tác với những người cầm quyền Đức và Nhật. Thực tế, Toà án đã không tìm được bất cứ một bằng chứng nào chứng tỏ điều đó và những tờ báo vu khống đã bị kiện vì nói sai sự thật. Toà án đã khép tội cho những người này là đã đe doạ đến an ninh nước Pháp trong những lãnh thổ có chủ quyền của Pháp (Xem Tạp chí Les Temps Modernes, số 5, tháng 12 năm 1946, tr. 878).

Tổng liên đoàn những người Đông Dương đã đệ đơn kiện lời vu khống của báo chí cho rằng tôi có quan hệ với những người đảng viên Quốc xã. Ngay lập tức những tờ báo này ngừng vu khống và nhận thấy rằng những lời vu cáo đó là vô căn cứ.

Bài báo “Về Đông Dương” của tôi được đăng Tạp chí Les Temps Modernes, số 5, đã được viết trong thời gian bị giam giữ một mình tại nhà tù Prison de la Santé.

Tôi đã sử dụng thời gian rảnh rỗi này để kiểm tra lại nhận thức của mình về Hiện tượng học. Nhưng hoàn cảnh khách quan mà tôi đang lâm vào, cùng với sự đối kháng mạnh mẽ giữa dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa tư bản đế quốc, đã hướng tôi tới con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin. Kết quả của sự định hướng này là tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (năm 1951).

Cuối 1946 (hay đầu 1947), bài báo đăng trên Tạp chí Les Temps Modernes đả kích những vu khống chống lại Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương của người theo phái Trotsky Claude Lefort.

1947: Bài đăng trên Tạp chí La Pensée (Tư tưởng) đả kích sự xâm lược thuộc địa với Việt Nam.

1947: Bài đăng trong Revue de métaphysique et de morale về triết học Macxit, về lịch sử, tôi đã tán thành những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

1947 – 1948: Tổ chức một loạt hội thảo dành cho sinh viên Trường sư phạm Sèvres về Hiện tượng học của Husserl, Kant và Hegel.

Tháng 9 năm 1948: bài báo đăng trên tạp chí Les Temps Mordernes, số 36 về Hiện tượng học của Tinh thần và nội dung hiện thực của nó”. Nhân dịp xuất bản giáo trình của Alexandrre Kojève về thuyết Hiện tượng học của tinh thần của Hegel. Giáo trình này được giảng dạy trước chiến tranh, trong số người nghe có Jean-Paul Sartre, J. Hyppolite, M. Merleau-Ponty, R. Aron,… điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới triết học Pháp. Vì M. Merleau – Ponty đã đề nghị tôi viết tường thuật về vấn đề này cho Tạp chí Les Temps Modernes, nhân dịp này tôi tìm hiểu kỹ hơn về Hegel. Và tôi đã đi đến kết luận rằng chỉ phường pháp duy vật biện chứng mới cho phép tìm hiểu được nội dung hiện thực, và ý nghĩa đích thực của Thuyết Hiện tượng học của Hegel.

Bài báo của tôi, được định hướng chống lại cách giải thích mang tính hiện sinh về Hegel do Kojève thực hiện, đồng thời bái báo đó cho phép tôi tự giải thoát khỏi quan điểm duy tâm của Husserl. Nó chính là cây cầu giúp tôi đi từ Hiện tượng học Hegel đến với chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Cuối năm 1948 đầu năm 1949: Tôi đã ký vào bản tuyên ngôn của các nhà trí thức (công bố trên báo L’Humanité, nhật báo của Đảng Cộng sản Pháp) phản kháng lại những đàn áp do Tito tiến hành đối với người Nam Tư.

Cuối năm 1949 đầu năm 1950: Năm buổi trao đổi có ghi tốc ký với Jean-Paul Sartre về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh. Sartre mời tôi đến đối thoại, vì ông đinh chứng minh rằng chủ nghĩa hiện sinh có thể chung sống hoà bình trên phương diện học thuyết với chủ nghĩa Macxit. Bản tốc ký có mục đích để chuẩn bị một cuộc công bố chung dưới dạng đối thoại.

Jean-Paul Sartre không thấy được giá trị của chủ nghĩa Mác về mặt chính trị và về mặt lịch sử - xã hội. Ngay cả đối với triết học Mác, ông ta cũng không hiểu nó một cách nghiêm túc. Ông đề nghị một sự phân chia những vùng ảnh hưởng: Chủ nghĩa Mác chỉ có ảnh hưởng trong một chừng mực nào đó, đối với những vấn đề xã hội, còn chủ nghĩa hiện sinh mới có giá trị về mặt triết học.

Tôi cố gắng chỉ ra rằng cần phải hiểu chính xác, đúng đắn và nghiêm túc Chủ nghĩa Mác về phương diện là một triết học. Ở buổi nói chuyện thứ năm, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề quan hệ của ý thức với vật chất đã dẫn đến việc xem xét kỹ vốn sống trải chủ yếu.

Jean-Paul Sartre không biết được Erfahrung und Urteil, và cũng không biết về nhóm D về những cái mới lạ của Huesserl. Do đó mà cuộc nói chuyện đã kết thúc.

Vào lúc chia tay nhau, Jean-Paul Sartre đã đồng ý là không còn thắc mắc về vấn đề này nữa cả về phía người này cũng như về phía người kia. Nhưng trái với lời hứa với nhau trước đó, sau này Jean-Paul Sartre và những người thân cận của ông ta đã tung ra những lời gièm pha cho rằng: tôi chính là người phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại của cuộc nói chuyện… Và sau đó vì tôi đơn độc, nên tôi không có cách nào để chấm dứt những lời đồn thất thiệt này ngoài cách là gửi đơn kiện Jean-Paul Sartre, sau đó kết cục là chiến dịch lừa lọc do những môn sinh của Jean-Paul Sartre khởi xướng đã bị chấm dứt ngay lập tức.

Năm 1952, Jean-Paul Sartre đã quyết định cống hiến tích cực cho phong trào vì hoà bình. Có thể những trao đổi về quan điểm trước đây vào mùa đông năm 1949-1950 đã góp phần vào sự tiến bộ của ông ta theo hướng hợp tác với những người cộng sản.

Với tôi những cuộc đối thoại ấy đã làm dứt điểm được sự đoạn tuyệt với chủ nghĩa hiện sinh, sự đoạn tuyệt được bắt đầu bằng bài báo của tôi được viết vào tháng 9 năm 1948, chống lại lời bình luận của Kojève về vấn đề Hiện tượng học của Tinh thần (Phénoménalogie de l’Esprit) của Hegel.

Tháng 8 năm 1951 tôi công bố cuốn “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” do Nhà xuất bản Minh Tân phát hành.

Cuốn sách này đánh dấu sự chuyển biến của tôi từ Hiện tượng học đến chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên thực tế tôi mới chỉ đạt tời ngưỡng cửa của Chủ nghĩa Mác. Tôi đã đi đến nhận biết được chân lý của những cơ sở lý luận của học thuyết duy vật biện chứng, nhưng chưa nắm được đầy đủ những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong những phân tích ở phần 2 cuốn sách của tôi, phương pháp được coi là mác-xít đã lạc vào những điểm nhấn thất thường của hai thứ Hiện tượng học Husserl và Hiện tượng học Hegel.

Tuy nhiên, ít nhất thì những quan điểm được khẳng định rõ ràng trên bình diện triết học đủ đưa tôi quyết định trở về Việt Nam. Cần phải gắn cuộc sống với triết học, thực hiện bằng một hành động thực tế giải đáp những kết luận về mặt lý luận trong cuốn sách của mình.

Kể từ sự chấm dứt của tôi với nhóm Tạp chí Les Temps Modernes vào đầu những năm 1950, có những người bạn tuyệt vời đã gợi ý cho tôi một lý lẽ đúng đắn rằng không có một chút hy vọng nào vào một cuộc cách mạng ở Paris. Tôi đã đồng ý, và đã hoàn thành một cách gấp rút cuốn sách đã quảng cáo từ cuối năm 1943, ngày mà tôi đã đăng ký làm luận án Tiến sĩ quốc gia về Hiện tượng học của Husserl. Không bàn đến việc thực hiện luận án này cho Trường Sorbonne nữa, nhnưg bằng mọi giá tôi phải tự giải phóng về phương diện triết học. Cuốn sách đã hoàn thành nhưng vì thiếu thời gian nên chỉ có 368 trang.

Trước khi rời Paris, tôi đã giao phó lại cho Nguyễn Văn Chỉ, người chịu trách nhiệm liên lạc với Tạp chí Les Temps Modernes, thay tôi tiếp tục theo dõi việc kết thúc vụ kiện Jean-Paul Sartre.

Cuối năm 1951, trở về Việt Nam, qua Prague, Maxcơva, Bắc Kinh.

Năm 1952: nghiên cứu tại hai xưởng công nghiệp của Việt Bắc, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương, điều tra tình hình các trường học ở Việt Bắc, báo cáo với Bộ Giáo dục.

Mùa xuân năm 1953: Dịch các tác phẩm của đồng chí Trường Chinh, Văn phòng Tổng bí thư.

Mùa hè năm 1953: Tham gia vào chỉnh huấn, thành viên của Ban Văn, Sử, Địa.

Mùa thu năm 1953 đến đầu năm 1954: Tham gia cải cách ruộng đất với vai trò là cán bộ cơ sở ở Phú Thọ.

Năm 1954: Giảng viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1954 – 1955: Giảng viên cổ sử học.

Năm 1955 – 1958: Giáo sư giảng dạy lịch sử triết học.

Năm 1956 – 1958: Chủ nhiệm khoa Sử.

Năm 1955 – 1956: Đăng nhiều bài trên Tập san Đại học Sư phạm và trên Tập san Đại học Văn khoa.

Cuối năm 1956: Đăng hai bài báo trên Tạp chí Nhân văn và Giai phẩm trong đó tôi đã so sánh nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ tư sản, chủ nghĩa nhân đạo mác-xít với chủ nghĩa nhân đạo tư sản.

Năm 1958 – 1961: Nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Năm 1961 – 1973: Tham gia dịch các tác phẩm của Mác, Ănghen cho Nhà xuất bản Sự thật.

Năm 1965: Đăng bài trên Tạp chí La Pensée với bài “Hạt nhân duy lý của phép biện chứng Hegel” (Dịch từ bài báo đăng trên Tập san Đại học Văn khoa, năm 1956).

1966: Đăng trên Tạp chí La Pensee bài: “Hành động giải thích chính là hình thức nguyên thuỷ của tính xác thực cảm tính”.

1969 – 1970: Đăng trên tạp chí La Pensée bài “Từ cử chỉ của ngón tay tới hình tượng điển hình” (gồm 3 phần).

1973: Công bố cuốn “Khảo cứu về nguồn gốc ngôn ngữ và nguồn gốc ý thức” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Paris ấn hành.

Tháng 1 và tháng 9 năm 1975: Đăng trên Tạp chí La Nouvelle Critique (Bình luận mới) bài: “Từ phép Hiện tượng học đến phép biện chứng duy vật của ý thức” (gồm 2 kỳ).

Tháng 5 năm 1981: Đăng trên Tạp chí La Pensée bài “Hành động giải thích chính là cấu tạo của tính xác thực cảm tính”.

Tháng 7 năm 1984: Đăng trên Tạp chí La Pensée bài “Phép biện chứng logic trong sự hình thành của Tư bản”.

Trong hành trình của tôi, tôi đã được đưa đến Chủ nghĩa Mác qua 2 con đường:

Thứ nhất, đó là cuộc đấu tranh đòi tự do cho dân tộc dẫn đến chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, việc nghiên cứu triết học và lịch sử triết học đã cho tôi thấy rằng chỉ có duy nhất Chủ nghĩa Mác-Lênin mới vạch ra con đường đúng đắn để giải quyết những vấn đề cơ bản về phần lý luận khoa học.

Trong những năm sau chiến tranh, lần đầu tiên khi tôi được làm quen với những chính văn (tác phẩm nguyên bản) của Chủ nghĩa Mác, tôi rất ngạc nhiên bởi những lời nhận xét trong Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” về khả năng chuyển qua giai cấp vô sản của một bộ phận trí thức tư sản, trong thời kỳ khủng hoảng toàn bộ của Chủ nghĩa tư bản qua việc nghiên cứu triết học của tôi từ những vấn đề đơn thuần là trừu tượng đến việc suy xét một cách toàn diện về tính chân thực của vận động của lịch sử, của tự nhiên lý, hoá đối với cuộc sống, với xã hội và ý thức.

“Vào thời kỳ mà cuộc đấu tranh giai cấp đi đến lúc quyết định, thì quá trình tan rã bên trong tầng lớp thống trị, bên trong toàn bộ xã hội cũ mang một tính chất mạnh mẽ và triệt để đến mức một bộ phận của tầng lớp thống trị sẽ tự rời bỏ giai cấp mình và liên kết với tầng lớp, với giai cấp cách mạng, tầng lớp nắm giữa tương lai trong tay họ.

Cũng tương tự như trước đây, một bộ phận quý tộc chuyển qua giai cấp tư sản, ngày nay cũng tương tự như vậy, một bộ phận tư sản sẽ chuyển qua giai cấp vô sản, Đặc biệt hơn, một bộ phận những nhà tư tưởng tư sản với sức cố gắng làm việc của mình, họ có thể vươn lên sự am hiểu về lý luận của toàn bộ quá trình vận động của lịch sử”.



Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 1984




Tham khảo:

http://www.viet-studies.info/TDThao/index.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%E1%BB%A9c_Th%E1%BA%A3o#.C4.90.C3.A1nh_gi.C3.A1
http://www.viet-studies.info/TDThao/index.htm

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

No reservation

"Life isn't always made to order..."


Những giọt nước mắt giấu kín sau cánh cửa...

Những tâm sự khó lòng sẻ chia

Những phút khép lòng đến thành như đêm tối

Một cách nhìn lại

Một lối sống khác

Một sự buông mình

Và một tình yêu

Món sốt nghệ tây và lời yêu cầu ở lại ...

Bí quyết là gì?

Cho một tình yêu?





 (NGUỒN ẢNH: http://www.google.com.vn/search?q=no+reservation&hl=vi&biw=1280&bih=601&prmd=ivns&source=lnms&tbm=isch&ei=QpJCToXkCazSmAWEzL3LCQ&sa=X&oi=mode_link&ct=mode&cd=2&ved=0CBYQ_AUoAQ)