Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Danh ngôn 2011

Tháng Giêng

- Ai không quí trọng cuộc sống sẽ không xứng đáng với cuộc sống - Léonard de Vinci

- Bạn chiêm ngưỡng ngôi sao vì hai lẽ: thứ nhất vì nó sáng, thứ hai vì không hiểu nó - Victor Hugo

- Bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dáng nhỏ bé của nó, hãy nếm nó và bạn sẽ cảm thấy cay cỡ nào - Ngạn ngữ Ả rập

- Biển không từ chối con sông nào cả - W.Shakespeare

- Biết giới hạn của hạnh phúc và yêu nó, đó chính là hạnh phúc - R.Rolland

- Biết thú nhận lỗi lầm là điều cao quí hơn là phủ nhận lỗi lầm đó - De Betz

- Có ba điều đạt tới hạnh phúc: thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, trái tim trong sạch - A.Dumas

- Cái điều mà đứa trẻ phải học trước nhất, ấy là Tổ quốc và bà Mẹ nó - Jules Michelet





Tháng Hai

- Cái giá trị thật sự giống như con sông, càng sâu càng chảy êm - Halipha

- Cái giàu của tâm hồn là cái giàu duy nhất, tất cả các tài sản khác đều đầy rẫy đau khổ - Lucien

- Cây gỗ vừa tay ôm mọc lên từ cái mầm nhỏ, cái lầu chín tầng khởi từ hòn đất, cuộc đi ngàn dặm bắt đầu ở dưới gót chân - Lão Tử

- Chân lí như hạt kim cương, nó chiếu muôn mặt chứ không chỉ chiếu một mặt - Goethe

- Chiến trường thử thách người dũng cảm, cơn giận thử thách người khôn ngoan, khó khăn thử thách bạn bè - Ngạn ngữ Nga

- Chính nỗ lực muốn lên tới đỉnh cao chỉ bằng một bước nhảy đã tạo nên nhiều khổ đau trên thế giới này - W.Cobbett

- Chúng ta học đi bằng cách ngã, nếu không bao giờ ngã thì chúng ta không bao giờ đi được -R.T.Kiosaki

- Con người cần hai năm để học nói và sáu mươi năm để học được cách giữ gìn lời ăn tiếng nói - L.Fayvanghe





Tháng Ba

- Có của mà không kín đáo là gợi cho người lấy trộm. Có nhan sắc mà hay vuốt ve là gợi cho thiên hạ trêu ghẹo - Kinh Dịch

- Có hai bi kịch trong cuộc đời: một là không đạt được điều mong muốn, hai là chiếm đoạt được nó - Ngạn ngữ Đức

- Có trí óc minh mẫn chưa đủ, nguyên tắc chính là phải biết áp dụng một cách khôn khéo - Descartes

 - Có một nghịch lí: hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt - C.Hoare

- Có lòng thành thật mà không biết quyền biến cũng là một cách nguy vong - Sách Diêm Thiết Luận

- Chỉ cần hiểu rằng phía trước không thể không có chướng ngại thì bạn sẽ trở nên khiêm tốn - S. Ferguson

- Con đường trải đầy lụa không bao giờ dẫn tới vinh quang - La Fontaine

- Con người đồng thời phải tạo ra và chế ngự được sự đam mê - J.Paul





Tháng Tư

- Con người ta có ba điều lầm lỗi dễ mắc phải: chưa đến lượt đã vội nói, điều đáng nói lại không nói và không nhìn vẻ mặt người khác mà đã nói - Khổng Tử

- Con tim có những lí lẽ mà lí trí không hề biết đến - Pascal

- Cuộc sống của ta đáng giá bằng những cố gắng bỏ ra - F.Mauriac

- Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, bạn cũng hãy tin rằng cuộc sống là kì diệu và đẹp đẽ - G.Paustovski

- Dù việc gì xảy ra chăng nữa thì sự kiên trì và ý chí sẽ giúp ta vượt qua tất cả - P.Virgile

- Điều làm cho sự bình đẳng trở nên khó khăn là ta chỉ ao ước bình đẳng với kẻ cao hơn mình mà thôi - Henry Becque

- Đừng đợi cơ hội thuận tiện, phải biết tạo ra nó - P.S.Marden





Tháng Năm

- Giản dị là nét đẹp chủ yếu của vẻ đẹp đạo đức - L.Tolsstoi

- Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận - W.M.Thackeray

- Hạnh phúc không đến với những kẻ lười biếng – Sophocle

- Hãy bắt chước con chim đậu trên cành liễu yếu. Nó thấy cành sắp gãy nhưng vẫn vui vẻ hót vì biết rằng mình vẫn còn đôi cánh - Victor Hugo

- Hãy đặt niềm tin vào bản thân, rồi bạn sẽ có được sức mạnh chuyển núi dời non - Emily Guay

- Hãy yêu sự thật, nhưng phải biết tha thứ cho lỗi lầm – Voltaire

- Học vấn là tài sản vô hình của đàn ông, dung mạo là tài sản hữu hình của đàn bà - Lão Tuyên

- Khát vọng hạnh phúc là bẩm sinh của con người, vì vậy nó phải là cơ sở của đạo đức - F.Engels





Tháng Sáu

- Khát vọng vươn lên phía trước, đó chính là mục đích của cuộc sống - M.Gorki

- Khi mang những đóa hoa đi tặng người khác thì hương thơm sẽ ở lại trong tâm hồn anh - Saadi

- Khi ta không hàng động thì các thiên thần sẽ bỏ ta – Voltaire

- Khi đường đời gập ghềnh thì nhớ giữ tinh thần luôn bằng phẳng - Horace

- Khi không tìm được sự an lạc nơi chính mình thì tìm nó ở nơi khác chỉ hoài công - La Rochefoucauld
- Khi thành công, đời sẽ tha thứ cho mọi chuyện - Ngạn ngữ Pháp

- Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ. Cò khi gặp nạn, phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường - F.Bacon

- Không có cái gì là dễ, nhưng rồi cái gì cũng trở nên dễ nếu ta biết tu trí, kiên tâm - A.Maurois





Tháng Bảy

- Không có chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên - H.Andersen

- Không đâu đẹp bằng quê hương của mình, thậm chí hoa cũng tỏa mùi hương đặc biệt - Kuprin


- Không một người thông minh nào ước muốn được trẻ lại - J.Swiff

- Không mua được danh dự bằng tiền, nhưng có thể mua sự hèn hạ bằng tiền - F. Goya

- Không phải cái gì lóng lánh đều là vàng - Cervantes

- Khôn ngoan chỉ tìm thấy trong sự chân thật - Goethe

- Kiên nhẫn trợ giúp sự yếu đuối, nóng vội làm đổ vỡ sức mạnh - Colton

- Lời nói khéo còn hơn cả tài hùng biện - F.Bacon





Tháng Tám

- Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn - G.Flobe

- Một người có thể giấu mọi thứ, trừ hai điều: say rượu và đang yêu - Antiphanes

- Một trái tim biết yêu thương là sự khôn ngoan chân thật nhất - C.Dickens

- Người độ lượng luôn thấy mình giàu có - Vindo

- Người nào biết nhìn về tương lai sẽ không hối hận về quá khứ - A.Blok

- Người khôn ngoan là người biết đến giới hạn nào thì tham vọng không còn là một phẩm chất tốt nữa - J.M.Braude

- Người khôn ngoan lựa chọn sự hiểu biết chứ không chất chồng sự hiểu biết - Madame Lambert

- Người khôn ngoan tạo ra nhiều cơ may hơn là gặp may - F.Bacon





Tháng Chín

- Người khôn ngoan trả thù nỗi nhục nhã của mình bằng những điều tốt lành - Lão Tử

- Những câu hỏi không bao giờ bất cẩn nhưng lắm khi câu trả lời lại bất cẩn - O.Wilde

- Nếu bạn am hiểu nguyên nhân thì hậu quả sẽ không làm bạn bối rối - Ngạn ngữ Ethiopia

- Nếu bạn muốn lên chỗ cao nhất thì hãy bắt đầu từ chỗ thấp nhất - Syrus

- Nếu ở một mình hãy thận trọng với tư tưởng, ở với bạn hãy coi chừng ngôn ngữ - Ngạn ngữ Lào

 - Nếu trái đất hình vuông thì ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu. Nhưng tiếc thay nó lại hình cầu nên chúng ta phải đối diện với cuộc đời - S.Exupery

- Nhân từ, ngọt ngào là dấu hiệu của tính cao thượng - Pythagore

- Nhìn thấy những cái đẹp khó hơn là nhìn thấy những cái xấu – Chateaubrian





Tháng Mười

- Phụ nữ là kiệt tác của vũ trụ - Lessing

- Rồi sẽ tới buổi tối hạnh phúc sướng vui nếu bạn đã suốt ngày lao động – W.Goethe

- Sau một ngày làm việc, giấc ngủ sẽ yên lành. Sau một đời làm được nhiều việc, cái chết sẽ bình thản - Léonard de Vinci

- Sự cô đơn sẽ mang lại hai tính cách xấu xa: đó là tính ích kỉ và lòng tự mãn - M. Ducamp

- Sự thành công là tích số: hiểu biết, may mắn, thành công - Voltaire

- Sự tưởng tượng giống như cánh của con đà điểu. Nó làm con người tiến bộ nhưng không bay lên được - B. Macauday

- Ta chẳng thể nào khám phá được những đại dương mới lạ nếu ta không đủ can đảm để quay đầu khỏi bờ - Muriel Chen

- Tiêu chuẩn đánh giá con người là khát vọng vươn tới hoàn thiện - Goethe





Tháng Mười Một 

- Tính hiếu kì là một trong những đặc tính xác thực nhất của những người đầu óc minh mẫn - S.Jonhson

- Tham vọng không phải là nhược điểm trừ khi nó không xứng với năng lực. Mang tham vọng lớn hơn khả năng của mình chính là điều bất hạnh - G.S Hillard

- Thật kì lạ, chúng ta luôn lướt qua mọi giá trị của người khác mà lại chỉ chú ý đến nhược điểm của họ - J. Addison

- Thời gian là tài sản quí báu nhất và là thứ dễ tiêu tan trong mọi tài sản - John Randolph of Roanoke

- Tình bạn chân thật là một cái cây lớn chậm và phải qua thử thách, chịu đựng những nghịch cảnh - George Washington

- Tình yêu chỉ là cuốn tiểu thuyết của trái tim, chính thú vui mới là lịch sử của nó - Beaunarchais
- Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường - Pascal

- Trang bị quí giá của con người là sự khiêm tốn và tính giản dị - F.Engels





Tháng Mười Hai

- Trẻ trung mãi cùng năm tháng, đó là nghệ thuật sống chân chính - E.Tholmann

- Trên đường học vấn, hễ không tiến là lùi - M.Roustan

- Trong công việc, phải nên lợi dụng ngay cái cơ hội trước mắt hơn là chăm chăm làm cho cơ hội nảy sinh - La Rochefoucauld

- Trong cuộc sống của mỗi người, sự trống rỗng là đáng sợ hơn cả - Bill Gates

- Trong đau khổ, người ta nhận ra bạn bè – Euripde

- Trong mọi kẻ thù, không ai nguy hiểm bằng kẻ trước đây là bạn của ta - A. France

- Tự chinh phục mình là chiến thắng vĩ đại nhất - Platon


























1. Hạnh phúc tồn tại ở trong cuộc sống. Còn cuộc sống tồn tại ở trong lao động - L.Tolstoi
2. Nguyên tắc đầu tiên là tự mình phải tôn trọng mình - Pythagore
3. Không con đường nào rộng mở cho những ai lẩn tránh đấu tranh - Lỗ Tấn
4. Hãy tự dạy mình trước, rồi hãy dạy người khác - W.Goethe
5. Tư cách là tấm gương phản ánh diện mạo của con người - W.Goethe
6. Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút đã là thừa - K.Marx
7. Khắc phục được gian nan là chuyển gian nan thành cơ hội tốt -W.Churchill
8. Hãy yêu sự thật nhưng phải biết tha thứ cho những lỗi lầm - Voltaire
9. Người ta chẳng bao giờ trả xong nợ với cha mẹ của mình - Aristotle
10. Làm việc nghĩa chớ kể lợi hại. Luận anh hùng chớ kể hơn thua - Lã Khôn
11. Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một hướng - Saint Exupéry
12. Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quí - A.Einstein
13. Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng. Đấy là sự khoan dung- V.Hugo
14. Tiêu chuẩn đánh giá con người là khát vọng vương tới sự hoàn chỉnh - W.Goethe
15.
16.
17. Không hiểu biết về sự dốt nát của mình là hai lần dốt nát - Platon
18.
19. Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa - N.Crupxcaia
20. Tự xấu hổ với chính mình hơn là xấu hổ với người khác - Pythagore
21.
22. Thời giờ là vàng bạc, để thời gian đi tức là tự hủy hoại mình - Démosthène
23. Kẻ có mặt người hay nịnh hót thì khi vắng mặt người cũng hay chê lại - Trang Tử
24. Trước khi chê người khác, phải xét lại mình - R.Diderot
25. Đọc sách để mà suy nghĩ, đừng đọc sách để mà khỏi suy nghĩ - Gibbon
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35. Những gì làm được ngày nay chớ để ngày mai - C. Franklin
36.
37. Người nào biết nhìn về tương lai sẽ không hối hận về quá khứ - Blok
38. Phải can đảm trong cuộc sống đời thường cũng như trong đại sự - S. Smiles
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50. Con người đồng thời phải tạo ra và chế ngự được sự đam mê - J.Paul

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

EM - Lưu Quang Vũ




















Em làm thay đổi đời anh
Như màu trời đổi thay sắc nước
Như gió bấc, gió nồm đổi mùa nóng lạnh
Như phù sa đằm thắm tạo đồng bằng

Anh vào trong vòng tay em
Như tàu vào bến cảng
Biết em là nước mắt của quê hương

Có gì đâu. Chuyện đơn giản dễ dàng
Mà đến nay anh vẫn chưa hiểu hết được
Giữa ý nghĩ rối ren, em là mặt trời trong biếc
Ý nghĩ của anh, thành vầng trán của em

Mỗi ngôi nhà, ngọn gió, mỗi ban đêm
Mỗi tiếng hát đều vọng từ em tới
Anh đọc bao sách dày về tình ái
Bao vần thơ anh viết trót đau buồn

Cứ nghĩ rằng những thiếu nữ như em
Chỉ có trong giấc mơ huyền hoặc
Trên đời này niềm vui không có thật
Và tình yêu chỉ trong truyện mà thôi

Anh hay đâu, anh đã lầm rồi
Em vụt đến cho lòng anh chói lọi
Em vụt đến như mùa xuân bối rối
Với tình yêu là ngọn gió màu xanh

Người đầu tiên hiểu đôi mắt anh
Người duy nhất hiểu điều anh chẳng nói
Hiểu nỗi anh lo, cả những điều tội lỗi
Vẫn bao dung như biển lớn yên lành

Không có em anh sống cũng chẳng là anh
Cám ơn bàn tay chỉ sắc màu hạnh phúc
Em là rễ nối liền anh với đất
Lại là chồi mở búp đón sương mai

Lạ lùng như giấc mơ, mà chẳng phải giấc mơ
Em rất thật như là da thịt
Gần gụi lắm như cơm ăn áo mặc
Lại lung linh như một ánh trăng ngà

Hơi thở êm đềm, đôi mắt mở to
Ngày hạnh phúc có nụ cười mỏi mệt
Là dịu dàng, em cũng là mãnh liệt
Như thủy triều sóng mạnh vỗ vào đêm

Ôi đêm này anh biết nói gì thêm
Em đã là tất cả:
Sao của hoàng hôn
Mầm thơm của mạ
Niềm tin cần cho những năm gian khổ
Và tình yêu nuôi nấng những con người.




ANH - Xuân Quỳnh

Cây bút gẫy trong tay
Cặn mực khô đáy lọ
Ánh điện tắt trong phòng
Anh về từ đường phố
Anh về từ trận gió
Anh về từ cơn mưa
Từ những ngày đã qua
Từ những ngày chưa tới
Từ lòng em nhức nhối...

Thôi đừng buồn nữa anh
Tấm rèm cửa màu xanh
Trang thơ còn viết dở
Tách nước nóng trên bàn
Và lòng em thương nhớ...

Ở ngoài kia trời gió
Ở ngoài kia trời mưa
Cây bàng đêm ngẩn ngơ
Nước qua đường chảy xiết
Tóc anh thì ướt đẫm
Lòng anh thì cô đơn
Anh cần chi nơi em
Sao mà anh chẳng nói

Anh, con đường xa ngái
Anh, bức vẽ không màu
Anh, nghìn nỗi lo âu
Anh, dòng thơ nổi gió...
Mà em người đời thường
Biết là anh có ở !


VH&MT_forever

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Mắt của trời xanh - Lưu Quang Vũ


Tóc của đêm dài mắt của trời xanh
Mắt của phương xa tay của đất nâu lành
Người yêu như lửa và như lụa
Bản nhạc ngày xưa con tàu xứ lạ
Nắng cuối mùa đông hoa chớm thu

Bánh xe lăn bờ biển cát bao la
Con ve xanh mưa rào ướt đẫm
Đôi mắt to nóng bỏng
Nói chi lời tàn nhẫn để anh đau

Ru em bên hồ sâu
Lòng đêm rừng thăm thẳm
Mặt trời chiếc mũ vàng chói sáng
Nghiêng một ngày xuống ngủ ở vai em

Anh muốn làm cánh cửa để em quên
Ngọn gió nhỏ trên trán em kiêu hãnh
Làm cốc nước em cầm trưa nắng gắt
Làm con đường quen thuộc để em qua

Vì em anh viết những bài thơ
Gương mặt ấy không gì thay được cả
Mặc ai rằng tình yêu giờ đã cũ
Như vầng trăng như ngọn thuỷ triều

Anh vẫn dựng ngôi nhà theo quy luật của tình yêu
Chẳng cần những lâu đài lạnh giá
Chỉ tin nơi nào có em đến ở
Chỉ sống bằng hơi thở của em thôi

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Ý THỨC PHẢN TỈNH - MỘT NÉT ĐẸP NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI TRẦN

Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba: Việt Nam - hội nhập và phát triển
Hà Nội, 4 - 7 tháng 12 năm 2008
ĐHQGHN - Viện KHXH VN


VNH3.TB12.485



GS.TS Đoàn Thị Thu Vân
Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh




Trong thơ thời Trần có thể bắt gặp một con người thường xuyên tự phản tỉnh. Phản tỉnh để ý thức được hết những cái đẹp, cái quý, cái cao cả của con người đồng thời cả những giới hạn và bi kịch của đời người. Con người ấy có khi hướng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người. Đó là sự phản tỉnh  ở cấp độ con người - nhân loại mang ý nghĩa triết học. Cũng có khi con người ấy hướng nội để tự soi xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn cả, để tự hiểu mình. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh. 

Ở cấp độ con người - nhân loại, hơn ai hết, Trần Thái Tông luôn thể hiện sự trăn trở về thân phận con người. Quan niệm “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” được nhà thơ ngẫm nghiệm và cảm nhận bằng nhiều hình ảnh, khi thì “Thân như băng gặp nắng trời, Mệnh tựa ngọn đèn trước gió[1], khi thì “Kiếp người như cây nấm cứ tuần tự hết thịnh rồi suy[2], và trong cảnh “bóng ngả nương dâu chiều sắp muộn2, thân người mới mong manh, đời người mới ngắn ngủi làm sao, chẳng khác “cỏ bồ, tơ liễu tạm bợ qua mùa thu[3]. Từ đó, nhà thơ cảm thương cho con người cứ “suốt đời làm người khách phiêu lạc trong gió bụi, ngày càng xa cách quê nhà ngàn vạn dặm2. Đành rằng đó là cảm nhận xuất phát từ góc độ Phật giáo, nhưng nó vẫn mang ý nghĩa nhân văn ở chỗ nhắc nhở mọi người quay đầu nhìn lại để sống thế nào cho có ý nghĩa, tránh lãng phí cuộc đời với những thứ phù du. Tuệ Trung thượng sĩ, dù đã luyện được một tâm thiền như “sen trong lò lửa” vẫn không tránh khỏi thốt lên lời cảm khái:

Đốt đốt phù vân hề, phú quý!
Hu hu quá khích hề, niên quang!
                                                (Phóng cuồng ngâm)

            (Chà chà, giàu sang như áng mây nổi!
            Chao ôi, năm tháng như bóng ngựa chạy qua khe cửa!)
                                                                        (Bài ngâm cuồng phóng)

Trần Thánh Tông thì nói về sự thể nghiệm chân lý cuộc đời của chính bản thân mình: “Tự mình đã thấu được nghĩa lý của năm điều huyền diệu, Mặc sức tung hoành trên con đường bốn ngả[4], vì thế có thể đạt đến tự do “Động như gió vang trong hang trống, Tĩnh như trăng lọt xuống đầm lạnh[5]. Nhưng khúc nhạc huyền diệu trong lòng ấy cũng chỉ mình mình biết, mình mình hay:


Cá trung khúc phá vô nhân hội,
Duy hữu tùng phong họa thử âm”.
                                    (Tự thuật)

            (Khúc nhạc trong lòng ta đã thành hìnhmà không ai hay biết,
            Chỉ có gió trên cây tùng là hòa được âm thanh ấy)

Trần Nhân Tông, trong một lần lên thăm núi Bảo Đài, trước thiên nhiên tịch mịch vừa hiện hữu ngay trước mắt vừa xa vắng như tự ngàn xưa - “Vân sơn tương viễn cận, Hoa kính bán tình âm[6] - đã thể nghiệm một nỗi cô đơn thẳm sâu không bờ bến:

Vạn sự thủy lưu thủy,
Bách niên tâm ngữ tâm”.
                                    (Đăng Bảo Đài sơn)

Mỗi con người là một thành viên, một phần hữu cơ của cộng đồng nhân loại, của dân tộc, của xã hội mình đang sống. Mỗi người đều liên quan mật thiết với người khác và số phận của mình gắn chặt với số phận của dân tộc, của nhân loại. Với tư cách con người - cộng đồng đó, những con người thời Trần đã sống hết mình, chan hòa, cởi mở, yêu thương, nhiệt huyết, nhưng với tư cách con người - cá thể, họ đã chiêm nghiệm sâu sắc nỗi cô đơn như một thuộc tính của đời người, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay làm kẻ dật dân chốn sơn lâm. Có thể ý thức về nỗi cô đơn của con người không phải là một phát hiện gì mới, người xưa đã nhắc đến rồi, nhưng sự nhận thức sâu sắc về nó của những con người ở vào một thời đại thịnh vượng, huy hoàng của lịch sử, và từ những ông vua, những vị thân vương quý tộc - được xem như chủ thể của thời đại - có tất cả địa vị, quyền lực, danh vọng trong tay, thì là lại một điều có ý nghĩa không nhỏ. Người ta vẫn quen cho rằng ở vào thời suy loạn mới xuất hiện tiếng nói đau đời. Nhưng thơ ca thời thịnh Trần cho thấy những nỗi niềm nhân sinh là điều các nhà thơ vẫn thường trăn trở. Đó không phải là nỗi niềm nhân sinh có tính chất thế sự mà là nỗi niềm nhân sinh mang tính chất triết học - sự thấu hiểu những giới hạn của con người và đời người. Sự thấu hiểu này giúp con người coi khinh phú quý, bình thản trước thịnh suy. Trần Nhân Tông trong bài Xuân vãn đã nói về giây phút phản tỉnh của mình:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.
Như kim khám phá Đông hoàng diện,
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng”.

            (Tuổi trẻ chưa từng hiểu rõ lẽ sắc không,
            Mỗi lần xuân đến vẫn gửi lòng nơi trăm hoa.
            Ngày nay khám phá ra bộ mặt thật của chúa xuân,
            Ngồi trên đệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng)

Con người ấy thời tuổi trẻ lầm tưởng thế gian là vĩnh cửu nên lòng xao xuyến mừng vui khi xuân về hoa nở, xót xa tiếc nuối khi xuân đi hoa tàn, giờ đây hiểu được lẽ thật của cuộc đời nên có thể an nhiên nhìn sự vật vần xoay. Cái lớn của nhà thơ là nhận thức sự hữu hạn của đời người không phải để mang nặng bi kịch trong tâm tư mà là để chấp nhận nó như một thực tế tự nhiên và có thể vui sống hết mình những thời khắc hiện tại. Giống như khi Trần Quang Khải trở lại bến đò Lưu Gia từng in dấu kỷ niệm thời trai trẻ, soi bóng xuống dòng sông năm nào thấy mái tóc xanh đã thay màu bạc trắng, vẫn giữ được sự thư thái và thanh thoát của tâm hồn vì không hối tiếc với những gì mình đang sống:

Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên”.
                                                (Lưu Gia độ)

            (Khách thơ trở lại mái đầu đã bạc,
            Hoa mai trắng như tuyết soi bóng xuống dòng sông trong tạnh)
                                                                                    (Bến đò Lưu Gia)

Một bài thơ có tính chất ghi lại sự việc nhưng khá đáng chú ý là Tây chinh đạo trung của Trần Nhân Tông. Bài thơ làm trên đường hành quân về biên giới phía Tây bộc lộ tâm trạng và cảm nghĩ rất chân thật của nhà thơ. Ở đây là một ông vua, người lãnh đạo quốc gia, nắm quyền lực cao nhất, nhưng tâm trạng và cảm nghĩ đó lại là của một con người đời thường. Đi “chinh phạt” chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ, vì chẳng đặng đừng, đó không phải là lòng ham muốn, là sự hăm hở, niềm đam mê chinh phục. Bài thơ rất lạ ở chỗ viết về chuyện đi đánh giặc, và là người trực tiếp cầm quân, chỉ đạo đánh giặc, lại bộc lộ sự chán ghét chiến tranh và lòng hướng về hòa bình:

Thê lương hành sắc thiêm cung mộng,
Liêu loạn nhàn sầu đáo tửu bôi.
Hán Vũ phiên chiêu cùng độc báng,
Nam nhi cấp cấp nhược vi tai?
                                                (Tây chinh đạo trung)

            (Cảnh đi đường lạnh lẽo lại thêm vương vấn giấc mơ cung nội,
            Mối sầu ngổn ngang mượn đến chén rượu.
            Hán Vũ Đế đã chuốc lấy lời chê “cùng binh độc vũ”
            Thế thì kẻ làm trai vội vã về việc chinh chiến để làm gì?)
                                                            (Trên đường đi chinh phạt phía Tây)

Giấc mộng về nơi cung nội còn gì khác hơn lòng thương nhớ vợ con, nỗi sầu mượn chén rượu làm khuây chẳng lẽ lại không phải là nỗi sầu xa cách quê nhà? Tâm trạng một ông vua cũng đâu khác gì tâm trạng một người lính. Vì thế câu hỏi “Kẻ làm trai cứ phải vội vã về việc chinh chiến để làm gì?” thể hiện một sự phản tỉnh sâu sắc. Cầm quân đi chinh chiến mà lại tự hỏi về ý nghĩa của việc chiến chinh. Đừng vội kết luận nhà vua không vững lập trường, sợ sệt, chùn nhụt, hay cho rằng nhà vua nhận thức cuộc chinh phạt của mình là phi nghĩa. Chinh chiến là việc không thể không làm khi cần thiết, để bảo vệ cõi bờ, lãnh thổ, dù người cầm vũ khí tha thiết yêu hòa bình. Vua quan, tướng lĩnh và quân dân thời Trần đã làm như thế, dũng cảm, hết mình, không tiếc máu xương. Nên những con người ấy mới dám đường hoàng bộc lộ quan điểm của mình về chiến tranh như vậy. Câu hỏi Trần Nhân Tông đặt ra cũng lạ như Trần Quốc Tuấn khi viết hịch kêu gọi các tướng đánh giặc lại dám nêu những gương trung thần nghĩa sĩ từ phía đối phương. Ranh giới giữa mặt phải và mặt trái vấn đề nhiều khi chỉ xê xích nhau sợi tóc. Nếu không có cái tâm vững vàng, trong sáng, con người hẳn không làm được điều phi thường đó, tự do trong nhận thức và hành động mà vẫn không sợ đi sai đường.

cấp độ con người - cá thể, tiêu biểu cho ý thức phản tỉnh, không thể không nhắc đến Trần Minh Tông với bài thơ khá đặc biệt - Dạ vũ (Mưa đêm).

Đêm mưa, đặc biệt đêm mưa thu, là đề tài thường gặp trong thơ trung đại. Phần nhiều đó là những đêm mưa thu trên đất khách, quê người, và người trong cảnh thường là kẻ phiêu dạt, long đong nơi “thiên nhai hải giác”. Người đã buồn, cảnh càng làm tăng nỗi buồn, nhớ và cô đơn đến phải bật lên tiếng thơ để giải tỏa nỗi niềm. Nhưng cảnh ngộ của Trần Minh Tông trong bài thơ Dạ vũ thật khác. Nhà thơ không xa quê quán, không nhớ đến người thân mà đang ở ngay tại quê nhà mình, trong chăn êm nệm ấm, không phải là kẻ thất chí, lỡ vận, mà là một vị hoàng đế quyền uy tối thượng. Cũng không mang nỗi buồn thời thế, vì đất nước đang thanh bình, yên ổn. Vậy mà mưa đêm đã để lại cho đời một tuyệt tác thấm đẫm nỗi buồn rất riêng của một ông vua - thi sĩ đủ làm lay động trái tim nhiều thế hệ đi sau.

"Thu khí hòa đăng thất thự minh 
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh
Tự tri tam thập niên tiền thác
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh"
            
                        (Hơi thu hòa vào ngọn đèn làm mờ đi ánh sáng ban mai,
                        Giọt mưa trên tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn.
                        Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước,
                        Đành ôm nỗi sầu ngồi nghe mưa rơi)

Hơi thu hiu hắt hòa vào ngọn đèn lấn át cả ánh sáng buổi bình minh. Mở đầu bài thơ như có một nỗi buồn nào đó đang lẫn khuất trong không gian, nó làm cho đêm cứ muốn kéo dài thêm và ngày không sáng được. Ngọn đèn chưa tắt, có lẽ người thao thức suốt đêm chăng? Thì đây, câu thơ tiếp theo đã xác nhận điều đó - “Tàu chuối ngoài song cửa điểm giọt canh tàn”. Những giọt mưa đọng trên tàu chuối đã rơi rả rích suốt đêm đến lúc tàn canh như chiếc đồng hồ báo thời gian. Con người đã thức trắng để nghe nhịp thời gian đi, đều đặn liên tục. Có gì khác lạ ở đây chăng? Tiếng giọt mưa tàu chuối điểm tí tách trên sân hay trên những tàu lá thấp hơn hẳn là rất khẽ, vậy mà người nằm bên song cửa đã nghe rõ từng giọt một. Quả là người ấy đang hoàn toàn tỉnh thức để một mình đối diện với đêm dài. Với một tâm trí đang thanh thản, những âm thanh đều đặn khe khẽ đó chắc hẳn sẽ dễ đưa con người vào giấc ngủ ngon lành. Nhưng nếu có điều gì đó đang vướng bận tâm tư làm khó ngủ thì hẳn là cái nhịp thời gian đều đặn kia phải khiến cho con người sốt ruột lắm, và cảm thấy bức bối như mình là kẻ tù nhân đang bị một khung lưới vô hình nào đó vây hãm không thể thoát ra. Câu thơ thứ ba và thứ tư đến với người đọc vừa như một sự tiếp nối hiển nhiên, vừa cũng thật bất ngờ - “Tự tri tam thập niên tiền thác, Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh”. Hiển nhiên, vì người đọc hiểu cảnh ấy tất phải có tình này. Người thức cả đêm nghe tiếng mưa rơi hẳn phải có một nỗi niềm gì u uẩn lắm. Nhưng bất ngờ, vì nỗi niềm ấy là một sự tự nhận thức và hối tiếc sâu sắc về lỗi lầm của một ông vua. Ba mươi năm về trước, lúc còn tuổi trẻ, nhà vua đã có lần nghe lầm lời cáo gian, giết oan một người vô tội. Giờ đây tất cả đều đã muộn. Quyền uy thiên tử cũng đành bất lực trước thời gian. Lời hối tiếc của nhà vua sao mà xót xa! Đến đây người đọc càng thấm thía hơn cái nhịp thời gian của giọt mưa tàu chuối. Nó đều đặn, không ngừng, nhắc cho nhà vua luôn nhớ, luôn đối diện trước một hiện thực phũ phàng khắc nghiệt: thời gian vẫn không ngừng trôi đi và không ai có thể bước lùi trở lại. Ba mươi năm qua, không biết bao đêm Minh Tông đã thao thức đếm giọt mưa tàu chuối để làm tội nhân của chính lương tâm mình, làm tù nhân trong vòng vây của thời gian và sự phản tỉnh bắt buộc mình phải đối diện với một sự nuối tiếc muộn màng vô bổ để rồi tự xót xa dày vò khôn nguôi. “Đành ngồi ôm mối sầu nhàn mà nghe tiếng mưa rơi” là một hình phạt tinh thần nặng nề mà nhà thơ đã tự dành cho mình. Khi đậu thuyền bên hồ Vịnh Sơn vào một đêm đông, Minh Tông cũng mang cả vào lòng cái lạnh của hoa núi,  của trăng soi để rồi suốt đêm không ngủ được, dõi nhìn bất lực vào “việc đã qua như trong khoảnh khắc[7] mà mình “nên người thì đã ba mươi năm1. Và khi chợt tỉnh chỉ còn biết “tái tê ngồi lặng trước bếp lò1 buổi sáng. Đáng thương và cũng đáng phục biết bao. Một ông vua đã dũng cảm nhận lỗi và dũng cảm nhận lấy sự trừng phạt của lương tâm: không lúc nào cho phép mình có thể thanh thản tâm tư được nữa. Lời tự thú về sai lầm của một vị vua trong Dạ vũ quả là một thanh âm đặc biệt của làng thơ. Nó nâng bài thơ lên một tầm cao nhân văn xứng với thời đại - một thời đại của hào khí Đông A sản sinh ra những con người thực sự vĩ đại không chỉ về tài năng mà còn về nhân cách.

Dưới thời phong kiến, những lỗi lầm của một vị hoàng đế trong quá trình cầm quyền không phải là ít nhưng sự nhận ra, và quan trọng hơn, dũng cảm thừa nhận và ăn năn về những lỗi lầm đó lại không phải là nhiều, nếu không muốn nói là rất hiếm. Trần Minh Tông là một ông vua đã làm được điều lớn lao đó, đặt lương tâm con người lên trên lòng tự tôn và quyền lực của một vị quân vương để tự trói mình trong nỗi đau suốt đời. “Đối diện tiếng mưa rơi” là đối diện với bước đi thời gian không quay trở lại. Tâm trạng “nhàn sầu” đối lập với ngoại cảnh “vũ thanh”. Tiếng mưa càng rơi là thời gian càng chồng chất và nỗi sầu không phai nhạt đi theo thời gian mà càng day dứt thêm lên. Lòng sầu đến thế thảo nào chẳng cảm nhận hơi thu át cả ánh sáng ban ngày và đêm sao như cứ dài ra mãi. Đầu và cuối bài thơ đã có sự hô ứng về ý thơ thật chặt chẽ.

Cùng nghe mưa đêm, lòng buồn, thao thức, nhưng ở Thính vũ của Nguyễn Trãi, những giọt mưa cứ đứt nối cho đến trời sáng thể hiện sự thôi thúc bên trong hướng về tương lai, mong sớm làm được điều gì đó đạt thành chí nguyện. Còn ở Dạ vũ của nhà vua đời Trần những giọt điểm canh tàn lại gợi về quá khứ sau bao năm dài vẫn chưa ngủ yên dưới lớp bụi thời gian. Tiếng mưa bên ngoài có lẽ đến một lúc nào đó đã ngừng hẳn, nhưng âm thanh của nó vẫn vang trong lòng tác giả như một nỗi ám ảnh. Tiếng mưa ở cuối bài có thể chỉ là cái dư hưởng bên trong đó, nó là sự nhắc nhở không thôi của lương tri, sự phân thân, nhị hóa để không ngừng tự phán xét mình. Tiếng mưa đêm trong lòng ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mỹ đặc biệt khác với tiếng mưa đêm trong bất kỳ bài thơ nào khác, nó làm cho Dạ vũ mang vẻ đẹp riêng với một sức ám ảnh thâm trầm nhưng thật da diết khó quên.

Cuối thời Trần, chính sự không còn được như xưa. Trên thi đàn xuất hiện tiếng thơ ưu thời mẫn thế thể hiện tấm lòng của những người trí thức chân chính trước thời cuộc, trước vận nước, đặc biệt là đối với số phận của người dân. Cùng một tấm lòng “lo trước” nhưng mỗi nhà thơ một phong cách khác nhau. Ở Trần Nguyên Đán, phản tỉnh tự vấn và tự thẹn là một cảm hứng khá nổi bật, mặc dù nhà thơ từng đóng góp công sức không nhỏ cho triều đại và cho đất nước. Trong thơ ông, người đọc thường gặp nỗi ray rứt khi tự soi rọi bản thân, để từ đó toát lên lời tự bạch chân thành, thẳng thắn về cái thẹn của mình, thẹn vì sở học một đời không giúp ích thiết thực được cho dân đang cơ cực, và thẹn với chính mình đã không hoàn thành được hoài bão an dân bình sinh từng ấp ủ:

Niên lai hạ hạn hựu thu lâm,
Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm.
Tam vạn quyển thư vô dụng xứ,
Bạch đầu không phụ ái dân tâm”.
(Nhâm Dần lục nguyệt tác)

(Năm nay mùa hè bị hạn, mùa thu lại bị lụt.
Lúa khô, mạ thối, tai hại càng nhiều.
Đọc ba vạn cuốn sách mà thành vô dụng,
Bạc đầu luống phụ tấm lòng yêu dân)
(Thơ làm vào tháng sáu năm Nhâm Dần)

Không ít lần nhà thơ nói đến cái thẹn, khi thì thẹn vì mình đã già yếu mà còn giữ chức quan cao:

Lãm kính tự tàm duy nhất sự,
Lực phù suy bệnh tác Tam công”.
(Ngẫu đề)

(Soi gương tự thẹn chỉ có một việc,
Đó là cố chống đỡ với già bệnh để giữ chức Tam công)
(Ngẫu hứng đề thơ)

khi thì thẹn với người đạo sĩ  lánh đời:

Trần ai lục thập tải,
Hồi thủ quý hoàng quan”.
(Đề Huyền Thiên quán)

(Sáu mươi năm sống trong cõi trần,
Quay đầu nhìn lại luống thẹn với người đội mũ vàng)
(Đề quán Huyền Thiên)

khi lại thẹn mình bất lực, khư khư ôm một tấm lòng son đến bạc đầu mà chưa làm nên việc gì, không được như người xưa sớm lui về ẩn dật:

Tam phần đầu bạch thốn tâm đan,
Thế thượng phân phân vạn sự nan.
Tự tiếu bất như Tiền Nhược Thủy,
Niên tài tứ thập tiện hưu quan”.
(Mậu Thân chính nguyệt tác)

(Ba phần tóc trên đầu đã bạc, vẫn tấc lòng son,
Sự đời bối rối, muôn việc khó khăn.
Tự cười mình không bằng ông Tiền Nhược Thủy,
Tuổi mới bốn mươi đã cáo quan về hưu
(Thơ làm vào tháng giêng năm Mậu Thân

có lúc lại thẹn mình chỉ như “bộ xương ốm yếu lênh đênh” theo năm tháng, “tự cười mình chìm nổi, chẳng có kế thuật gì[8].

Nơi Trần Nguyên Đán thường xuyên có sự giằng co giữa “ở” và “về”, nhà thơ khao khát “nơi cửa sổ phía nam đặt chiếc gối ngọc làm bạn cùng chiếu trúc[9] để nhìn “mây tụ trước hiên”, nghe “suối reo bên gối[10], nhưng trước cảnh “cuộc sống của dân như cá trong vạc nước sôi” thì “trên chiếc thuyền về, tấm lòng chưa yên giấc mộng giang hồ[11]. Vì thế, ngoài những bài thơ thù tạc với bạn bè, những bài thơ của riêng mình thường được ông viết về ban đêm, những đêm thao thức nghe “gió thu trong đêm vắng thổi vi vu, Buồn bã ngồi trước ngọn đèn tàn”, muốn “ngủ đi cho quên hết duyên nợ cuộc đời[12] nhưng lại không ngủ được, “nơi quan xá, trong sương thu, nghe giọt đồng hồ nhỏ chậm”, vừa nhớ về “tùng cúc vườn xưa ở tận chân trời xa” vừa lo lắng vì “trước mắt toàn là những việc phải quan tâm” nên “bệnh khỏi không bằng khi còn bệnh[13]. Nếu chọn cách vứt bỏ hết việc đời phiền toái để quay về vui thú an nhàn thảnh thơi thì đã dễ. Hoặc chọn chốn quan trường để được danh cao lộc trọng mà không cần lẩn thẩn buộc mình tự vấn và tự thẹn thì lại càng dễ hơn. Nhưng lương tri nhà thơ không cho phép mình lựa chọn dễ dàng như thế. Tâm sự ngổn ngang  được bộc bạch chân thành trong thơ đã nói lên chí hướng ưu ái thiết tha, làm tôn lên vẻ đẹp của lương tri và tấm lòng người trí thức trong thời suy loạn. Tuy chưa đề cập cụ thể đến những cảnh đời bất hạnh, những con người có tuổi tên như các nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa ở thế kỷ XVIII, XIX nhưng nỗi niềm nhân sinh ở đây đã cho thấy được một nét nổi bật của nhân cách con người thời đại: ý thức phản tỉnh, tự soi rọi luôn thường trực nơi bản thân để tự nhắc nhở, ràng buộc mình một trách nhiệm gắn bó với cộng đồng và sống thế nào cho có ý nghĩa.



Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao khát tìm kiếm lẽ thật của đời người đã dẫn dắt con người đi đến cảm nhận sâu sắc về nỗi cô đơn cũng như những bi kịch tất yếu của kiếp người  để chấp nhận nó và hóa giải nó một cách “tùy duyên” bằng cái tâm trong sáng và an định. Mặt khác, những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa xã hội xuất phát từ sự phản tỉnh của tấm lòng lo đời thương dân đã mang đến cho con người trong thơ vẻ đẹp của sự quên mình và tận tụy. Nét đẹp nhân văn ấy phải chăng đã góp phần không nhỏ khẳng định nhân cách lớn lao của con người thời Đông A cũng như dấu ấn khó phai của một thời đại thơ ca một đi không trở lại.





[1] Sơ nhật vô thường kệ – Trần Thái Tông – Thơ văn Lý Trần, tập II, quyển thượng, Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1988.
[2] Thử thời vô thường kệ – Trần Thái Tông – Sđd.
[3] Phổ thuyết tứ sơn – Trần Thái Tông – Sđd.
[4] Độc “Phật sự đại minh lục” hữu cảm – Trần Thánh Tông – Sđd.
[5] Độc “Phật sự đại minh lục” hữu cảm – Trần Thánh Tông – Sđd.
[6] Đăng Bảo Đài sơn – Trần Nhân Tông – Sđd.
[7] Thập nhất nguyệt quá bạc Vịnh Sơn hiểu trú – Trần Minh Tông – Sđd.
[8] Đáp Lương Giang Nạp ngôn bệnh trung - Thơ văn Lý Trần, tập III, Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1978.
[9] Quân trung tác – Sđd.
[10] Đề Sùng Hư lão  túc – Sđd.
[11] Dạ quy chu trung tác – Sđd.
[12] Dạ thâm ngẫu tác – Sđd.
[13] Bất mị – Sđd.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Lẵng quả thông - K.Paustovsky

Mùa thu, nhà soạn nhạc Êđua Grig thường về ở trong những khu rừng gần thành phố Becghen. Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực là đẹp. Đứng ở đó ta nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù và biển cả thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây xõa dài trên mặt đất như những mớ tóc xanh.

Ngoài các thứ đó ra, trong những khu rừng trên núi, còn trú ngụ một tiếng vang vui tính. Giống như một con khướu nó chỉ làm độc một việc là rình mò để chộp lấy bất kỳ tiếng động nào để rồi liệng lại qua những vách đá.

Một hôm Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.

Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.

- Cháu tên là gì nào? – Grig hỏi.

- Cháu là Đanhi Pêđécxen. – Em bé lí nhí trả lời.

Em bé trả lời lí nhí không phải vì sợ, mà vì bối rối.

Nó sợ sao được khi cặp mắt của Grigơ đang cười.

- Rõ tiếc… – Grigơ nói. – Bác chả có quà gì cho cháu cả. Trong túi bác chả có búp bê, chả có băng, đến cả những con thỏ nhung cũng không có nốt.

- Cháu có con búp bê cũ của mẹ cháu. – Em bé trả lời – Trước kia nó cũng biết nhắm mắt cơ bác ạ. Như thế này này…

Nó từ từ nhắm mắt lại. Khi nó mở mắt. Grig nhận thấy con ngươi của nó có màu xanh lá cây nhạt và vòm lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ.

- Nhưng bây giờ thì nó ngủ mở mắt. – Em bé buồn rầu nói tiếp – người già hay khó ngủ lắm. Ông cháu cũng vậy, cứ kêu rên cả đêm.

- Này Đanhi này, bác nghĩ ra rồi, – Grigơ nói – bác sẽ cho cháu một món quà thú vị. Nhưng không phải ngay bây giờ, mà độ mười năm nữa.

Đanhi đập hai tay vào nhau:

- Ôi thế thì lâu quá!

- Cháu hiểu không, bác còn phải làm ra nó đã chứ.

- Nhưng nó là cái gì kia, bác?

- Sau này cháu sẽ biết.

- Chả lẽ suốt đời bác, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chơi thôi hay sao? – Em bé nghiêm nghị hỏi.

Grigơ bối rối.

- Không, không phải thế. – Ông cãi lại một cách không được quả quyết. – Có thể bác sẽ làm xong vật ấy trong vài ngày. Nhưng những thứ đó người ta không cho trẻ con. Bác thường chỉ làm ra những món quà cho người lớn.

- Cháu sẽ không đánh vỡ đâu mà – Đanhi năn nỉ và nắm lấy ống tay áo ông kéo lại. – Mà cháu cũng chẳng làm hỏng đâu. Đấy, rồi bác xem! Ông cháu có một chiếc thuyền thủy tinh bé tí tẹo, cháu vẫn lau bụi cho nó đấy nhưng cháu có làm sứt nó tí nào bao giờ đâu.

“Cái con Đanhi này làm mình rối tinh lên rồi đấy? Grigơ bực bội nghĩ thầm và rồi ông lặp lại những điều mà người lớn thường nói với trẻ con khi lâm vào thế bí.

- Cháu hãy còn bé và có nhiều điều cháu không hiểu. Hãy học tập tính kiên nhẫn. Còn bây giờ thì cháu đưa cái lẵng đây cho bác. Cháu ì ạch mãi mới mang nổi nó kia kìa. Bác sẽ đưa cháu về nhà và chúng ta sẽ nói với nhau về một chuyện gì khác.

Đanhi thở dài và đưa cái lẵng cho Grigơ. Cái lẵng quả khá nặng. Trong quả thông có nhiều nhựa, vì thế quả thông nặng hn quả tùng bách.

Khi nhà người gác rừng đã hiện ra giữa đám cây, Grigơ bảo cô bé:

- Thôi, cháu Đanhi, bây giờ cháu chạy về một mình nhé. Ở Nauy có rất nhiều em bé gái trùng tên trùng họ với cháu. Bố cháu tên là gì nhỉ?

- Hagrup ạ! – Đanhi trả lời và hỏi tiếp, vầng trán nhăn lại. – Bác không vào chơi nhà cháu ư? Nhà cháu có chiếc khăn giải bàn này, có con mèo hung này, lại có chiếc thuyền bằng thủy tinh nữa. Ông cháu sẽ cho phép bác cầm nó đấy.

- Cảm ơn cháu. Bây giờ bác không có thì giờ. Chào cháu. Đanhi ạ.

Grig vuốt tóc em bé rồi đi về phía bờ biển. Đanhi chau mày trông theo. Em xách cái lẵng nghiêng về một bên và những quả thông rơi xuống đất.

“Ta sẽ làm một bản nhạc – Grigơ quyết định. – Và trên trang bìa ta sẽ cho in: “Tặng Đanhi Pêđécxen, con gái người gác rừng Hagrup Pêđécxen, khi cô mười tám tuổi”.

Ở Bécghen không có gì thay đổi.

Tất cả những gì có thể làm cho âm thanh bị nuốt đi như thảm, rèm cửa bằng vải dày, giường, ghế, đệm, Grigơ đã loại ra khỏi nhà. Chỉ còn lại một chiếc đi-văng cũ kỹ đủ chỗ cho một người khách ngồi là Grigơ vẫn chưa dám bỏ đi nốt.

Các bạn của nhà soạn nhạc nói rằng nhà của ông giống nơi ở của một tiều phu. Chỉ có một chiếc dương cầm là vật trang sức cho ngôi nhà. Người giàu tưởng tượng có thể nghe thấy giữa những bức tường trắng ở đây nhiều điều kỳ diệu, từ tiếng gầm thét của Bắc băng dương – cái đại dương đang dồn sóng từ trong màn sương mù và gió ra ngoài, và bên trên sóng gió nó ríu rít kể câu chuyện cổ xưa man rợ – cho đến bài hát của đứa con gái ru con búp bê bằng giẻ rách.

Chiếc dương cầm có thể ca về tất cả: về tâm hồn con người đang phấn khởi vươn tới cái cao cả và về tình yêu. Những phím đàn đen và trắng, lướt nhanh dưới những ngón tay chắc nịch của Grigơ, buồn bã, cười cợt ầm ĩ réo lên giông tố và căm thù rồi bất thần lặng hẳn đi.

Trong phút lặng lẽ ấy chỉ còn một sợi dây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể nàng Lọ Lem bị các chị mắng mỏ đang than khóc.

Grigơ ngả người ra, lắng nghe theo cái âm thanh cuối cùng ấy cho đến khi nó tắt hẳn ở trong bếp, nơi chú dế mèn đã dọa đến cư ngụ từ lâu.

Đến lúc ấy mới nghe rõ tiếng vòi nước nhỏ giọt, đếm từng giây, hệt như một cái máy đo tiết điệu. Những giọt nước nhấn mạnh rằng thời gian không chờ đợi ai và cần phải hối hả làm cho xong những điều dự định.

Grigơ viết bản nhạc tặng Đanhi Pêđécxen trong hơn một tháng.

Mùa đông bắt đầu. Sương mù cao xấp xỉ đầu người phủ khắp thành phố. Những con tàu biển han rỉ từ nhiều nước kéo đến gà gật bên những bến cảng lát gỗ, khe khẽ phì phò thở hơi nước.

Chẳng bao lâu tuyết bắt đầu xuống. Grigơ nhìn qua cửa sổ nhà mình thấy những bông tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây. Tất nhiên, không thể nào truyền đạt âm nhạc bằng lời, dù cho ngôn ngữ của chúng ta có phong phú đến thế nào chăng nữa.

Grigơ sáng tác về cái đẹp vô cùng của lòng trinh trắng và của hạnh phúc.

Ông viết và trông thấy cô gái có đôi mắt xanh đang nghẹn ngào vì sung sướng, chạy đến với ông. Cô gái vòng tay ôm lấy cổ ông, áp bên má nóng bừng của cô vào cái má đầy những sợi râu bạc lâu ngày không cạo của ông. “Cảm ơn bác”, cô nói trong lúc chính cô cũng chẳng biết cô cảm ơn ông vì lẽ gì.

“Cháu như mặt trời – Grigơ nói với cô – cháu như làn sóng êm dịu, như buổi sáng tươi mát. Một bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong tim cháu và làm tràn ngập thân cháu hương ngát mùa xuân. Ta rất hiểu cuộc đời. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đã hiến tất cả cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Ta đã hiến tất cả mà không đòi trả lại. Vì thế, có thể, ta còn hạnh phúc hơn cả cháu nữa kia. Đanhi ạ!

Cháu là đêm trắng với ánh sáng huyền ảo của nó. Cháu là hạnh phúc. Cháu là ánh lấp lánh của bình minh. Tiếng nói của cháu làm trái tim mọi người rung động.

Cầu Chúa ban phước lành cho mọi vật chung quanh cháu, cho tất cả những gì chạm tới người cháu và những gì cháu chạm tới, những gì làm cháu sung sướng và bắt cháu phải trầm ngâm suy nghĩ”.

Grigơ suy nghĩ và những gì ông suy nghĩ, ông gửi vào phím đàn. Ông ngờ rằng có người nghe trộm ông. Ông còn đoán được ai đang nghe trộm ông nữa. Đó là những con sơn tước trên cành, những tay thủy thủ ngoài cảng quá chén đang lang thang, chị thợ giặt bên hàng xóm, chú dế mèn, những bông tuyết từ trên bầu trời trĩu nặng kia tải xuống và nàng Lọ lem trong bộ quần áo vá chằng vá đụp.
Mỗi người nghe ông theo cách của họ.

Những con sơn tước bối rối. Nhưng dù chúng có loay hoay thế nào mặc lòng những câu chuyện huyên thuyên của chúng cũng không thể át nổi tiếng đàn. Những tay thủy thủ quá chén lang thang ngồi xuống bậc thềm nhà ông, vừa nghe vừa nức nở. Chị thợ giặt đứng thẳng lên, lấy lòng bàn tay lau cặp mắt đỏ hoe và lắc đầu. Chú dế mèn chui ra khỏi kẽ nứt của chiếc lò sưởi lát gạch sứ vuông và nhòm Grig qua một khe hở.

Một bông tuyết rơi, ngập ngừng, lơ lửng giữa từng không, nó nghe thấy tiếng nhạc lanh lảnh đang chảy từ trong nhà ra như những dòng suối. Còn cô Lọ Lem thì mỉm cười nhìn xuống sàn. Một đôi giày xinh xắn bằng pha lê nằm bên chân cô. Đôi giày run rẩy, va vào nhau, đáp lại những hợp âm đang từ trong phòng nhà soạn nhạc bay ra.

Grigơ đánh giá những thính giả ấy cao hơn nhiều so với những quý ngài ăn vận sang trọng và lịch sự vẫn thường tới dự những buổi hòa nhạc của ông.

***

Năm mười tám tuổi Đanhi học hết trung học.

Nhân dịp này cha nàng cho nàng về chơi ít lâu với bà Magđa, em gái ông, ở Krixtania. “Cho con bé (cha nàng vẫn coi nàng là con bé con, mặc dầu Đanhi đã là một cô gái có một thân hình cân đối với đôi bím tóc vàng nặng trĩu) biết cái thế giới này nó ra sao, người ta sống thế nào, và cho nó được giải trí một chút”.

Ai biết được rồi đây tương lai sẽ dành cho Đanhi những gì? Có thể, tương lai sẽ dành cho nàng một người chồng chân thật và yêu nàng nhưng lại đáng ngán và keo kiệt? Hay một chân bán hàng ở một quán tạp hóa trong làng? Hoặc việc làm tại một trong vô vàn những hãng tàu biển ở Bécghen.
Bà Magđa làm thợ may trong một nhà hát. Chồng bà, ông Ninx, cũng làm trong nhà hát ấy. Ông làm nghề tết râu tóc giả.

Hai vợ chồng ở trong một phòng nhỏ ngay dưới mái nhà hát. Từ trong phòng nhỏ nhìn ra có thể trông rõ biển sặc sỡ những lá cờ hiệu hàng hải và pho tượng Ipxen (1).

Những con tàu suốt ngày cứ chõ vào các cửa sổ bỏ ngỏ mà la hét. Ông Ninx đã nghiên cứu những tiếng kêu của lũ tàu thủy ấy kỹ đến nỗi, theo ông nói, ông có thể biết chắc chắn chiếc tàu nào đang kéo còi: tàu Nôđécmây từ hải cảng Côpenhaghen đến, tàu “Người ca sĩ xứ Ecôtx” từ Glazgô hay tàu “Gan đ’Ar” từ Boocđô.

Trong phòng bà Magđa, có rất nhiều vật dụng của nhà hát, gấm thêu, lụa, tuyn, băng, đồ ren, những chiếc mũ dạ thời xưa gắn lông đà điểu đen, những chiếc khăn san của người Digan, những mớ tóc giả bạc trắng, những đôi ủng cao với cựa bằng đồng, những lưỡi gưm, những chiếc quạt và những đôi giày dát bạc đã nát ở những nếp gấp. Tất cả những thứ đó đòi hỏi phải được vá víu sửa chữa, lau chùi và là phẳng.

Trên tường treo những tranh nhỏ cắt ra từ sách và tạp chí: những kỵ sĩ thời vua Lui XIV, những cô gái đẹp bận váy bông, những trang hiệp sĩ, những người đàn bà Nga trong bộ Xaraphan (2) những tay mạch nô và lũ hải tặc Vikinh (3) trên đầu mang những vòng lá sồi.

Muốn lên tới phòng phải leo một cái thang dựng đứng. Ở cầu thang bao giờ cũng phảng phất mùi sơn và mùi vécni bốc lên từ lớp vàng mạ.

* * *

Đanhi thường hay đi xem hát. Đó là một việc hết sức thú vị. Nhưng sau khi xem xong những vở kịch về, Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi nàng còn nằm trên giường mà khóc.

Bà Magđa lấy thế làm lo lắng và thường an ủi Đanhi. Bà nói rằng không nên mù quáng tin những gì diễn ra trên sân khấu. Nhưng ông Ninx thì vì thế lại gọi bà là “mụ nái xề” và nói rằng ngược lại, nên tin tất cả những gì xảy ra trên sân khấu. Nếu không thế thì người ta cũng chẳng cần đến nhà hát nào nữa. Và Đanhi tin lời ông.

Tuy vậy bà Magđa vẫn cứ nhất định đòi đi nghe hòa nhạc để đổi món.

Ông Ninx không chống lại ý kiến ấy của bà. Ông nói: “Âm nhạc, đó là tấm gương của thiên tài”.

Ông Ninx thích dùng những danh từ cao siêu và mơ hồ. Ông bo Đanhi giống như hợp âm đầu tiên của một tự khúc. Còn bà Magđa thì theo lời ông, lại có một quyền lực siêu phàm đối với mọi người. Quyền lực đó là ở chỗ bà may những trang phục sân khấu. Mà có ai chẳng biết rằng con người cứ mỗi lần thay một bộ quần áo khác là lại biến đổi hẳn. Thành thử anh diễn viên hôm qua còn là tên giết người bỉ ổi, hôm nay đã trở thành chàng nhân tình si mê điên dại, ngày mai lại là anh hề của nhà vua, còn ngày kia anh ta đã lại thành vị anh hùng của nhân dân.

Trong những trường hợp đó bà cô của Đanhi thường kêu lên:

- Đanhi! Cháu hãy bịt tai lại đi và đừng có nghe những lời ba hoa gớm ghiếc của chú ấy làm gì! Chú ấy ch biết chú ấy nói gì đâu, lão triết gia kiết xác ấy.

Lúc ấy là tháng sáu, trời ấm. Đang hồi những đêm trắng. Những buổi hòa nhạc được tổ chức ngoài trời, tại công viên thành phố.

Đanhi đi nghe hòa nhạc cùng cô Magđa và chú Ninx. Nàng muốn mặc chiếc áo dài trắng độc nhất của mình, nhưng chú Ninx lại bảo rằng người con gái đẹp cần phải biết ăn mặc sao cho nổi bật hẳn lên giữa những người chung quanh. Nói chung, bài diễn văn dài dòng của ông về chuyện đó có thể tóm tắt lại là trong những đêm trắng nhất thiết phải mặc áo đồ đen và ngược lại, trong những đêm tối trời nên mặc đồ trắng để phô sắc trắng lấp lánh của nó.

Không thể nào cãi lại ông Ninx, Đanhi mặc chiếc áo dài nhung đen, loại nhung lụa tuyết rất mịn. Bà Magđa đã mượn trong kho phục trang của nhà hát cho nàng chiếc áo đó.

Khi Đanhi đã mặc xong, bà Magđa phải chịu là ông Ninx có lý: không gì có thể tôn nước da mai mái nghiêm nghị trên gương mặt của nàng và đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười của nàng bằng thứ nhung huyền bí ấy.

- Này Magđa, mình trông mà xem – chú Ninx nói khẽ – con Đanhi đẹp như thể nó đi gặp người yêu trong buổi đầu tiên ấy.

- Đúng vậy, – bà Magđa trả lời. – Thế mà lần hẹn đầu tiên khi ông đến gặp tôi, tiếc rằng tôi lại chả được thấy ông là một anh chàng điển trai si tình. Ông chỉ là một anh chàng ba hoa.

Và bà Magđa đặt một cái hôn lên mái tóc của chồng.

Buổi hòa nhạc bắt đầu sau khi khẩu đại bác cũ kỹ ở ngoài cảng nổ phát súng thường lệ buổi tối. Phát súng báo hiệu mặt trời lặn.

Mặc dầu là buổi tối, cả nhạc trưởng, cả các nhạc công đều không thắp những ngọn điện nhỏ trên những giá nhạc. Tối hôm đó trời sáng đến nỗi những cây đèn lồng được thắp trong tán lá bồ đề hẳn cũng chỉ cốt để tạo cho buổi hòa nhạc một không khí hội hè.

Lần đầu tiên Đanhi được nghe một bản giao hưởng. Bản nhạc gợi lên trong lòng cô một nỗi xốn xang kỳ lạ.

Những âm thanh chuyển tiếp và những hồi sấm của dàn nhạc gợi lên trong trí Đanhi không biết bao nhiêu là hình ảnh giống như trong những giấc mơ.

Bỗng Đanhi giật mình, ngước mắt lên. Nàng có cảm giác như người đàn ông gày gò mặc áo đuôi tôm đang tuyên bố chương trình biểu diễn vừa gọi đến tên nàng.

- Chú gọi cháu đấy ư, chú? – Đanhi hỏi ông Ninx và ngay đó nàng cau mặt.

Chú nàng nhìn nàng một cách không ra là kinh hãi mà cũng không ra là thán phục. Và cả bà Magđa nữa, bà cũng nhìn Đanhi như vậy, chiếc khăn áp vào miệng.

- Có chuyện gì xảy ra vậy? – Đanhi hỏi.

Bà Magđa nắm lấy tay nàng và nói rất khẽ:

- Nghe kìa!

- Các vị thính giả ở những hàng ghế cuối yêu cầu tôi nhắc lại. Vậy, thưa quý vị, dàn nhạc chúng tôi sẽ trình bày hiến quý vị một khúc nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Êđua Grigơ sáng tác tặng cô Đanhi Pêđécxen, con gái ông gác rừng Hagrup Pêđécxen nhân dịp cô mười tám tuổi.

Đanhi hít một hơi dài đến nỗi nàng thấy tức ngực. Nàng muốn dùng hơi thở đó để giữ những giọt nước mắt đang trào lên họng, nhưng vô hiệu. Đanhi cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay.

Thoạt đầu nàng không nghe thấy gì hết. Một cơn giông đang cuồn cuộn trong lòng nàng. Cuối cùng nàng nghe thấy tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sớm tinh sương và dàn nhạc dây khẽ giật mình, đáp lại bằng hàng trăm tiếng hát.

Điệu nhạc du dương lớn dần, cất mình lên cao; nó gào lên, bay nhanh qua các ngọn cây, như một luồng gió, vặt hết lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt người những giọt nước nhỏ xíu và mát rượu. Đanhi cảm thấy có một luồng không khí do âm nhạc dấy lên phả đến và nàng bình tĩnh lại.

Phải, đó đúng là cánh rừng của nàng, quê hưng nàng. Đó là những ngọn núi của nàng, những bài hát của những chiếc tù và, tiếng động của biển quê.

Những con tàu bằng thủy tinh làm nước sủi bọt. Gió reo ca trong những dây buồm. Từ lúc nào không biết, tiếng hát đó đã chuyển thành tiếng những quả chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim đang nhào lộn trên không huýt gió, tiếng trẻ con hú gọi nhau trong rừng thành bài hát về người con gái: lúc bình minh người yêu của nàng đã ném một vốc cát vào cửa sổ phòng nàng. Bài hát đó Đanhi đã nghe thấy trên những ngọn núi quê hương.

Vậy ra đó chính là bác ấy. Chính cái ông già đã giúp cô bé Đanhi mang lẵng quả thông về đến tận nhà. Đó là Êđua Grigơ, người làm ra phép lạ và nhạc sĩ vĩ đại? Và người mà nàng đã trách là không biết làm mau chóng.

Thì ra đó chính là món quà mà ông đã hứa cho nàng mười năm sau.

Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Đến lúc ấy bản nhạc đã tràn ngập khoảng không giữa đất đai và mây trời giăng mắc trên thành phố. Sóng nhạc du dương làm cho những đám mây gợn lên lăn tăn và qua những gợn sóng ấy những vì sao lấp lánh.

Bản nhạc đã không còn ca hát. Nó đang kêu gọi. Nó kêu gọi con người hãy đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nguội lạnh tình yêu, nơi không có ai đi giành giật hạnh phúc của kẻ khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu một nàng tiên trong cổ tích.

Trong dòng âm thanh cuồn cuộn chảy trôi ấy bỗng nổi lên một giọng nói quen thuộc “Cháu là hạnh phúc – giọng đó nói . – Cháu là ánh lấp lánh của bình minh”.

Bản nhạc tắt. Những tràng vỗ tay lúc đầu còn chầm chậm, sau mỗi lúc một mạnh thêm, vang lên như sấm dậy.

Đanhi đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên.

Mọi người cùng quay đầu lại nhìn nàng. Có thể, có một số người trong đám thính giả đã thoáng nghĩ rằng nàng chính là Đanhi Pêđécxen, người con gái mà Grigơ đã dành tặng tác phẩm bất tử của ông.

“Bác ấy mất rồi ư? – Đanhi nghĩ – Vì sao? “Giá mà nàng lại được gặp ông! Nếu ông lại hiện ra ở đây? Hẳn nàng sẽ chạy ào ngay lại với ông, tim đập rộn ràng, nàng sẽ bá lấy cổ ông, sẽ áp bên má ướt đẫm nước mắt vào má ông và sẽ nói chỉ một câu: “Cảm ơn bác”. – “Cháu cảm ơn ta vì lẽ gì cơ chứ?” Hẳn ông sẽ hỏi như thế. “Cháu cũng chả biết nữa…” – Hẳn nàng sẽ trả lời. – Vì bác đã không quên cháu. Vì lòng hào hiệp của bác. Vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mỹ, mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mỹ ấy”.

Đanhi đi trên những đường phố vắng tanh. Nàng không biết rằng bà Magđa đã phái ông Ninx đi theo nàng nhưng ông giấu không để nàng trông thấy. Ông đi lảo đảo như một người say rượu, miệng lẩm bẩm không biết những gì về câu chuyện thần kỳ xảy ra trong cuộc sống của họ.

Bóng tối nhợt nhạt của đêm vẫn còn trải trên thành phố. Nhưng trong các cửa sổ đã thấy lấp lánh ánh vàng mạ yếu ớt của bình minh phưng Bắc.

Đanhi đi ra bờ biển. Biển vẫn còn ngủ say, không một tiếng sóng vỗ.

Đanhi nắm chặt hai tay lại và rền rĩ vì một cảm giác tuy còn chưa rõ ràng đối với nàng, nhưng đã chiếm lĩnh toàn cơ thể nàng cảm giác về cái đẹp của cuộc đời.

- Đời ơi, hãy nghe đây! – Đanhi nói khẽ. – Ta yêu người.

Và nàng cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên những con tàu biển đang chậm rãi ngả nghiêng nơi nước xám và trong vắt.

Ông Ninx đứng ở đàng xa đã nghe thấy tiếng cười đó và ông quay về nhà. Giờ đây ông đã yên tâm về Đanhi. Giờ đây ông hiểu rằng cuộc đời cháu gái ông sẽ không qua đi vô ích.

1954
Dịch giả : Kim Ân
===============
1. Nhà văn và nhà viết kịch người Nauy (1818-1906).
2. Một kiểu áo liền váy, không tay, có thắt lưng và gấp nếp ở ngực của phụ nữ Nga thời trước.
3. Quân cướp, người Xcăngđinav, hoành hành ở châu Âu thế kỷ XI và XII