Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tấn Minh và Hà Nội

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ
Tôi vội vã trở về
Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen
Dù chỉ là một chiều hương giăng lối cũ
Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa Ô
Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế
Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi
Vội vã trở về vội vã ra đi
Chẳng thể nào qua hết từng con phố
Nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió
Và rêu phong bên những gốc cây già
Vội vã trở về cùng tháng năm xưa
Sau những con đường dầu dãi nắng mưa
Bên quán ngọ em buồn nghe lá trút
Chiều mưa sa giăng kín phố dài

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ
Tôi vội vã trở về để nghe tim rưng rưng trong nước hồ thu


1. Hà Nội ngày trở về

2. Em ơi Hà Nội phố

3. Lãng đãng chiều đông Hà Nội

4. Phố cũ của tôi

5. Tôi muốn mang Hồ Gươm đi

6. Chiều phủ Tây Hồ

7. Mơ về nơi xa lắm

8. Im lặng đêm Hà Nội

9. Nỗi nhớ mùa đông

10. Thương lắm tóc dài ơi

---
Toàn bộ album: http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-album/Tan-Minh-Va-Ha-Noi-Tan-Minh.1850806.html

---

Gửi tặng ANH.

Huế thương

Dẫu xa, một mai anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa.


15.01.2011
Dòng Hương Giang vắt mình vào mạch nguồn lịch sử dân tộc (từ khoảng thế kỉ XIV thì hòa hợp hắn) có được cái tên thơ mộng nhường ấy phải chăng chính là nhờ ở hương thơm kì lạ của loài thảo mộc có tên Thạch Xương Bồ? Nếu quả đúng như vậy thì nên ca ngợi thật nhiều về kì tích mang tên loài cỏ đó.

Buổi tối Giáng sinh ấm áp ấy, dưới chân cầu Tràng Tiền lung linh ánh sáng (màu sắc rất giống trên năm cánh của chiếc đèn ông sao ngày rằm tháng Tám, ^^. Tôi thích ánh sáng của cầu Thuận Phước hơn, lung linh như một cây đàn nước. Vậy thì, chắc hẳn cầu Bãi Cháy sẽ mang dáng dấp cây đàn lia của chàng Orpheus nhỉ, ^^), ANH cũng nhắc tới tên loài cỏ này.

16.01.2011
Thực ra, có một câu chuyện khác về sự tích tên dòng Hương Giang mà tôi cảm thấy nhớ và thích hơn. Câu chuyện này tôi được nghe từ thời năm thứ nhất, thứ hai Đại học, qua lời kể của một người thầy: năm 1306, Chế Mân (tức Jaya Sinhavarman III, vua Chiêm Thành) chấp thuận dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần (dưới thời Trần Anh Tông) để chính thức trở thành phu quân của Huyền Trân công chúa (sau trở thành hoàng hậu Paramecvari đất Chiêm Thành). Ngày hợp hôn, con thuyền chở Chiêm Vương và nàng công chúa họ Trần lênh đênh trên mặt nước một dòng sông, đôi bờ cỏ cây mọc xanh rì và hương thơm thì ngan ngát. Thoáng quên đi nỗi buồn biệt xứ, Huyền Trân thốt lên:
- Dòng sông này hương thơm quá!
Chế Mân hẳn đã uống lấy từng lời người vợ yêu của mình và cũng từ đó đặt luôn cho dòng sông cái tên giản dị: sông Hương.

Có một điểm hơi gần với Chế Lan Viên ("bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế". Tôi không thích hoa lan. Có sắc mà không hương. Như cô gái có đẹp mà không có duyên vậy) khi tôi bắt đầu cảm thấy trân trọng tình yêu của một trong những đấng minh quân đất Chiêm xa cũ ấy. Một tình yêu nhiệt thành và dâng hiến, cháy bỏng đến hết mình (tôi vẫn nghĩ rằng, dù trái với tập tục của chính quốc gia, dân tộc mình, hẳn Chế Mân sẽ ngậm cười nơi chín suối khi biết hôn thê của mình đã thoát được khỏi lưỡi lửa giàn thiêu nghiệt ngã. Vậy thì, tại sao chứ, Huyền Trân không thể là một kẻ nữ tri ân, tình nghĩa???)

Tư liệu:
1. 700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân công chúa:
http://blangchak.com/showthread.php/313817-1306-2006-700-Nam-Cuoc-Tinh-Che-Man-Va-Huyen-Tran-Cong-Chua
2. Sông Hương đã có tên ấy tự bao giờ
http://www.forum.festivalhue.com/f94/song-huong-da-co-ten-ay-tu-bao-gio-114218/
3. Huyền Trân công chúa
http://blog.yume.vn/xem-blog/hue-thuong.hoang93.35A79FA3.html

1. Rất Huế


2. Thương về cố đô


3. Mưa trên phố Huế


4. Chuyện tình sông Hương


5. Thương về miền Trung

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Những bản nhạc, nhạc phim tôi yêu

1. A time for us

2. When you were around

3. You've got mail ending
http://www.youtube.com/watch?v=6PWiDlWmPs0&feature=related