Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Phủ Thiên Trường trong thời Trần

Trong tiến trình lịch sử, sự tồn tại của phủ Thiên Trường gắn với sự tồn tại của triều đại nhà Trần và cũng có nhiều bước thăng trầm, biến đổi.


1. Suốt gần một thế kỷ (từ nửa sau thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XIV), vai trò quan trọng với tầm cỡ kinh thành thứ hai sau Thăng Long của phủ Thiên Trường được duy trì đều đặn dưới các triều vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông. Với tinh thần: “Phú quý bất quy cố hương, như ý cẩm tư dạ hành” (giàu sang mà không trở về quê cũ thì như người mặc áo gấm đi đêm), quê hương Tức Mặc phủ Thiên Trường là nơi các hoàng đế thân hành về thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, cũng là nơi được thượng hoàng chọn để an nghỉ tuổi già sau khi thôi việc nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rất rõ ràng những lần các thượng hoàng, hoàng đế về ngự tại Thiên Trường:

Đời Trần Thái Tông (1218 - 1277, ở ngôi từ 1226 - 1258):
Đây là vị vua duy nhất được sinh ra tại hương Tức Mặc phủ Thiên Trường. Sử ghi vua ba lần ngự đến hành cung Thiên Trường, vào tháng tám năm Tân Mão (1231), tháng mười năm Ất Mão (1255) và tháng hai năm Nhâm Tuất (1262).
Năm 1231, “Mùa thu, tháng tám, vua ngự đến hành cung Tức Mặc, làm lễ hưởng ở tiên miếu, ban yến cho các bô lão trong hương, và cho lụa theo thứ bậc khác nhau”.
Đặc biệt năm 1262, khi ngự đến hành cung Tức Mặc, Trần Thái Tông (lúc này đã trở thành thượng hoàng) quyết định nâng hương Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang, lại xây cung Trùng Hoa cho vua nối đến chầu ở và xây chùa Phổ Minh. Đây là quyết định sáng suốt của một vị minh quân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tầm nhìn chiến lược trong đường lối đối nội, đối ngoại (được minh chứng trong hai cuộc kháng chiến năm 1285, 1288). Quyết định này cũng góp phần biến nơi đây thành một triều đình thứ hai, một kinh đô thứ hai, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục của cả nước.

Đời Trần Thánh Tông (1240 - 1290, ở ngôi từ 1258 - 1278):
Tháng hai năm 1265, vua có một quyết định hết sức quan trọng: “đổi Bình bạc ty ở kinh sư làm An phủ sứ. Theo chế độ trước, An phủ sứ phải qua trị nhậm ở các lộ, đủ lệ khảo duyệt thì cho vào làm An phủ sứ phủ Thiên Trường; lại đủ lệ khảo duyệt thì bổ làm Thẩm hình viện sự, rồi mới được làm An phủ sứ kinh sư".
Sử ghi Trần Thánh Tông hai lần ngự đến hành cung Thiên Trường, vào tháng chín năm Canh Ngọ (1270), khi đang ở ngôi vua và tháng năm năm Kỷ Sửu (1289), khi đã trở thành thượng hoàng. Năm 1289, thượng hoàng Trần Thánh Tông ngự về đây (sau chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba) đã tức cảnh làm bài thơ chữ Hán ngợi ca cảnh thanh bình của đất nước và chốn nhàn ẩn giữa thiên nhiên: “Cảnh thanh u, vật cũng thanh u” với tâm trạng hân hoan, náo nức: “Năm nay chơi, thú vượt năm nao”.

Đời Trần Nhân Tông (1258 - 1308, ở ngôi từ 1278 - 1293):
Năm 1281, vua cho lập nhà học tại phủ Thiên Trường
Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299) xảy ra sự kiện thượng hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về kinh sư. Vua Trần Anh Tông uống rượu say quá nằm ngủ không hay biết gì. Thượng hoàng xem xét khắp lượt rồi lập tức trở về Thiên Trường, xuống chiếu cho các quan ngày hôm sau phải về hầu để điểm mục, ai trái thì xử tội. Biết chuyện, Trần Anh Tông phải nhờ Đoàn Nhữ Hài viết hộ sớ nhận tội và quỳ đợi ở sân ngự của thượng hoàng mới thoát nguy cơ bị mất ngôi vua.
Sử còn ghi một sự kiện rất quan trọng nữa là: “Quý Mão năm thứ mười một (1303) (Nguyên Đại Đức năm thứ bảy). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 15, thượng hoàng ở phủ Thiên Trường, mở hội Vô Lượng ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc, tiền lụa để chẩn cấp cho người nghèo trong nước và giảng kinh giới thí”.

Đời Trần Anh Tông (1276 - 1320, ở ngôi từ 1293 - 1314):
Thượng hoàng ngự về cung Trùng Quang vào tháng ba năm 1317, có Lang trung Hình bộ Phí Trực theo hầu (sau Phí Trực còn kiêm làm chức An phủ Thiên Trường). Sử còn ghi: “Canh Thân, năm thứ bảy (1320) (Nguyên Diên Hựu năm thứ bảy). Mùa xuân, tháng ba, ngày 16, thượng hoàng băng ở cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường, rước linh cữu vào cửa Tường Phù để ở cung Thánh Từ”. Đây là thượng hoàng duy nhất băng ở Thiên Trường.

Đời Trần Minh Tông (1300 - 1357, ở ngôi từ 1314 - 1329):
Thượng hoàng về ngự ở hành cung Thiên Trường từ năm 1329. Sử còn chép chuyện: “Tân Mùi năm thứ ba (1331) (Nguyên Chí Thuận năm thứ hai), thượng hoàng ngự cung Trùng Quang, hoàng tử Phủ hầu. Gặp mưa gió to, thượng hoàng sai vịnh thơ, Phủ vịnh rằng:
An đắc tráng sỹ lực cái thế
Khả ngự đại ốc chi đôi phong
(Tìm đâu tráng sỹ sức hơn đời
Chống đỡ nhà to khi gió mạnh)
Thượng hoàng thưởng cho mười lạng vàng (Phủ lúc ấy mười một tuổi)
”.

Đời Trần Hiến Tông (1319 - 1341, ở ngôi từ 1329 - 1341):
Sử ghi thượng hoàng từng ngự đến hành cung Thiên Trường vào mùa xuân, tháng hai năm Quý Mùi (1343).

Đời Trần Dụ Tông (1336 - 1377, ở ngôi từ 1341 - 1369):
Sử ghi lại sự kiện: “[Nhâm Dần năm thứ năm (1362) (Nguyên Chí Chính thứ hai mươi hai)] Tháng chín, vua đến phủ Thiên Trường. Nhân dân ai có ốm đau thì ban cho thuốc công gọi là Hồng ngọc sương, có thể chữa khỏi các bệnh. Người nghèo nghe tin đến xin, cho mỗi người hai viên thuốc, hai tiền và hai thăng gạo”.


2. Từ thế kỷ XIV, Tức Mặc - Thiên Trường chỉ còn đóng vai trò là hành đô, nơi “Mỗi năm thánh giá về quê cũ” (Phạm Sư Mạnh). Sử ghi một sự kiện duy nhất: đời Dụ Tông, năm 1343, thượng hoàng ngự đến phủ Thiên Trường, có sự tháp tùng của Phạm Sư Mạnh.


3. Càng về sau, từ nửa cuối thế kỷ XIV, vai trò là cung điện thái thượng hoàng của phủ Thiên Trường càng lu mờ. Địa danh này mất hẳn vị thế dưới thời Trần Phế Đế (1361 - 1388, ở ngôi từ 1377 - 1388), Trần Thuận Tông (1377 - 1399, ở ngôi từ 1388 - 1398), Trần Thiếu Đế (1395 - ?, ở ngôi từ 1398 - 1400).

4. Cuối thời Trần, sang thời Hồ, rồi thời thuộc Minh, do loạn lạc trong nước và chính sách cai trị hà khắc, hủy diệt thâm độc các giá trị văn hóa dân tộc của quân xâm lược, hương Tức Mặc phủ Thiên Trường đã bị tổn thất ghê gớm. Đền đài, cung điện bị tàn phá. Hoàng cung trở thành phế tích, nền móng lún sâu theo thời gian suốt mấy thế kỷ.

PHẠM THỊ MINH TÂM, (2008)


TƯ LIỆU: Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 - NXB Văn hoá thông tin, H., 2004

NGUỒN INTERNET:
Thế đứng hành cung Thiên Trường: http://www.namdinh.gov.vn/Home/Tunhienxahoi/2007/1225/The-dung-hanh-cung-Thien-Truong.aspx

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Simply you...

Adagio


If came the hour


I've dream of you


My land


Nocturne


Simply you


Sleep song


Song for a stormy night


Sona


Song from a secret garden


The things you are to me


If I held in my hand,
every grain of sand,
Since time first began to be,

Still, I could never count,
measure the amount,
Of all the things you are to me,

If I could paint the sky,
hang it out to dry,
I would want the sky to be

Oh,such a grand design,
an everlasting sign,
Of all the things you are to me.

You are the song
that comes on summer winds,
You are the falling year
that autumn brings;
You are the wonder
and the mystery
In everything I see
the things you are to me.

Sometimes,I wake at night,
suddenly take fright,
You might be just fantasy,

But then you reach for me
and once again I see,
All the things you are to me.

You are the song
that comes on summer winds,
You are the falling year
that autumn brings;
You are the wonder
and the mystery
In everything I see
the things you are to me.

You are the song
that comes on summer winds,
You are the falling year
that autumn brings;
You are the wonder
and the mystery
In everything I see
the things you are to me.

All the things you are to me.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Tức Mặc - Thiên Trường, nơi phát tích dòng họ Trần

Sách Trần đại tộc quần anh thế phả hành trạng ghi: “Nguồn gốc họ Trần từ đời Đế Thuấn”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư lại chép rất rõ ràng rằng: “Đời trước của vua (Trần Thái Tông), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá”.

Nhìn chung, theo nhiều cứ liệu lịch sử và truyền thuyết địa phương thì tổ tiên dòng họ Trần trước đây nối đời làm nghề chài lưới, cuộc sống gắn liền với sông nước. Khúc sông nào lắm cá, lại gần khu dân cư để bán hoặc đổi chác lấy lương thực thì họ tìm đến; lấy thuyền làm nhà, bạn chài trên sông nước làm lân bang thành các vạn chài.

Về sau, vì cuộc sống của dân chài có nhiều hạn chế nên dần dần họ Trần nghĩ đến việc định cư trên đất liền để làm ăn. Ban đầu, họ Trần đến vùng đất An Sinh, gần núi Yên Tử - huyện Đông Triều (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) làm ăn, mở mang xây dựng khu An Lạc Viên để bà con trong họ có chỗ quây quần đoàn tụ, lại dựng ngôi chùa thờ Phật trên sườn núi Yên Tử. Tại đây, ngày ngày, đàn bà con gái canh tác ruộng vườn và tảo tần, miệt mài hôm sớm bên khung cửi còn đàn ông giong buồm căng lưới đánh cá, người nào cũng sức vóc khỏe mạnh, tài bơi lặn như cá, lại biết thêm võ nghệ để chống chọi với cướp biển và giặc tàu ô.

Sang thế kỷ XII, thời nhà Lý, có Trần Kinh là một người vốn thuộc họ Trần An Sinh, thường hay đi làm ăn xa, đã nhận thấy nơi lộ Hải Thanh (nay là vùng đất Nam Định, Thái Bình) có vùng đất mới bồi ven biển và dải đồng bằng dọc theo triền sông Hồng, sông Đáy, sông Vĩnh bằng phẳng, ổn định, trù phú rất thuận lợi cho việc canh tác, lại vẫn có thể hành nghề đánh cá biển, hơn hẳn xứ An Sinh. Ông liền mộ người tới khai sông, đắp đê, lập ấp làm ăn; lại thiên cư gia đình đến khu Khang Kiện (còn gọi là Tráng Kiện) cũng thuộc lộ Hải Thanh (sau đổi là hương Tức Mặc - phủ Thiên Trường) định cư sinh sống và dựng nhà thờ tổ tại đây.

Sau một thời gian lập nghiệp tại hương Tức Mặc, Trần Kinh đã kết duyên với một người con gái của vùng quê này, sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoàng Nghi. Trần Lý lại sinh ra Trần Thừa - thân phụ của Trần Cảnh, người sau này trở thành Trần Thái Tông, ông vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Như vậy, có thể nói: “Trần Kinh, sinh năm 1103, là vị tổ đầu tiên đến ở Tức Mặc, gây cơ sở lớn cho con cháu”.


Dòng họ Trần mới định cư lên bờ ở hương Tức Mặc đến Trần Cảnh là đời thứ năm. Bên cạnh công việc làm ăn, tổ tiên dòng họ Trần luôn canh cánh hoài bão chọn đất để mộ, mong con cháu sau này vinh hiển. Theo dã sử, một lần Trần Hấp đang đánh cá ở ngã ba sông Hưng Yên - Thái Bình thì vớt được một thầy địa lý người Trung Hoa sắp chết đuối. Cảm tạ ơn đức cứu mạng, thầy địa lý này đã chỉ cho ông khu đất có huyệt đế vương tại địa phận xã Thái Đường (Hưng Hà - Thái Bình ngày nay) và căn dặn cách để mộ. Điều đáng chú ý là trong lời của thầy địa lý có câu phán: “Dùng nhan sắc nghiêng nước có thể lấy được thiên hạ thái bình” (Nguyên văn: Dĩ nhan sắc khuynh quốc, đắc thiên hạ thái bình) và: “Tuy phúc lộc ở đất Thái Đường có nhỏ, nhưng khanh tướng ở đất Khang Kiện thì vô tận”. Trần Hấp ngay sau đó đã chuyển mộ thân phụ sang Thái Đường, đồng thời chuyển qua vùng Hải Ấp (Lưu Xá - Tinh Cương, nay là xã Canh Tân - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình) để ở gần khu mộ và tiện công việc làm ăn. Trần Hấp còn cho Trần Lý lấy con gái họ Tô (một thế lực mạnh ở Hải Ấp bấy giờ) để tạo tiềm lực mai sau. Như vậy phu nhân của Trần Lý lại chính là chị gái quan thái uý Tô Trung Từ, khiến hai họ Trần - Tô có điều kiện đua nhau tổ chức khai khẩn làm giàu, trở thành các hào phú trong vùng, cũng là hai thế lực mạnh cả về quân sự.


Tóm lại
: Hương Tức Mặc - phủ Thiên Trường chính là đất phát tích - sáng nghiệp - dựng nghiệp họ Trần. Dòng họ này tuy bôn ba nhiều nơi (từng làm ăn, sinh sống tại An Sinh) nhưng định cư ở vùng đất Thiên Trường nhiều đời, “càng quan trọng hơn khi vùng đất này là nơi Trần Cảnh, ông vua đầu tiên của triều Trần, sinh thành từ đây sau đó mới theo cha, theo chú lên kinh đô Thăng Long”. Từ Tức Mặc - mảnh đất quê hương nơi cụ tổ Trần Kinh đặt nền móng, con cháu dòng họ Trần mới sang phủ Long Hưng (nay thuộc tỉnh Thái Bình) đặt mồ mả, định cư, tiếp tục lập nghiệp và sau này khởi dựng nên triều đại nhà Trần.

PHẠM THỊ MINH TÂM, (2008)


TƯ LIỆU:
1. Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định - NXB Quân đội nhân dân, H., 2000
2. Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 - NXB Văn hoá thông tin, H., 2004
3. Trần Xuân Mậu - Họ Trần, nguồn gốc và truyền thống - NXB Thanh Hoá, 2000
4. Trần Xuân Sinh - Thuyết Trần (Sử nhà Trần) - NXB Hải Phòng, 2006

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Hoa và Lưu Quang Vũ

HOA CẨM CHƯỚNG TRONG MƯA
(Viết cho năm Thế giới Hoà bình)

Người hát rong mù loà
Đi trên đường nắng gắt
Hoa cẩm chướng xanh
Rơi trên bậc đá bến tàu
Biển mù sương
Ngọn đèn đêm nhấp nháy
Đôi mắt màu mưa
Luôn giã từ và gặp gỡ
Giọng hát nào nức nở:
“Bao giờ cẩm chướng nở hoa
Người tôi mong chờ
Trở về cùng tôi mãi”

Đó là bài hát của cô gái nghèo ở bến tàu
Cô hát từ lâu lắm
Từ cái ngày những con tàu còn chạy bằng buồm
Theo ngọn gió hồn nhiên
Những nhà máy chưa gầm thét
Thành phố còn nhỏ hẹp
Cô gái ngồi trong giấc mộng xa xôi
Nếu tôi tìm được tới nơi
Chắc cô sẽ hát cho tôi
Và sẽ yêu tôi
Từ bé
Tôi đã có những giấc mơ như thế
Tôi biết thế giới rộng vô cùng
Bao nhiêu chân trời cửa bể
Mênh mông cánh chim trắng xoá
Bao dòng sông như sông Mã sông Hồng

*

Tôi theo bầy chim nhiệt đới tối đen
Đêm đem lang thang
Cùng người hát rong mù loà
Dưới vầng trăng đỏ thắm
Những tượng cổ trong đêm sừng sững
Tiếng trỗng gõ rập rình
Đoàn thuyền lao vùn vụt mũi tên
Con thuyền dài như chiếc ngà voi trắng

Trái đất tôi rộng lắm
Trở thành quen thuộc cùng tôi
Trái đất tròn như quả bóng các em chơi
Sự ngăn cách chỉ là trò bịa đặt
Mặc người lính đứng nghiêm bên cột sắt
Đứa trẻ chạy ùa qua
Các đồng cỏ đang mùa hoa
Mùa gieo hạt mùa ấp trứng
Đâu cũng có những vườn cây, giếng nước
Những người đàn bà đẹp
Vai phì nhiều sáng chói mặt trời
Bánh thơm ngon và rượu nồng say
Cô gái tôi yêu
Múa trong tiếng đàn điên dại
Áo khăn bay như đám mây bốc cháy
Những chiếc vòng tay vung vãi
Những chiếc vòng tay chứ không phải xiềng xích

Gã đàn ông quầng mắt tối đen
Trong cuốn sách buồn
Nói với tôi lời buồn bã:
Con người chỉ là ống sậy cô đơn
Trái đất giữa không trung
Như một giọt nước mắt
Như cái đầu bị chặt
Bay trong uất hận ngàn năm
Con người sinh ra để chém giết lẫn nhau
Mới là quả bom, cũ là lưỡi dao
Những bông hoa thơ ngây đã chết
Theo làm chi người hát rong mù loà
Đi vô vọng trên đường nắng gắt
Vực sâu sau lưng, vực sâu trước mặt
Người hát rong đi tìm gì
Nhà tiên tri râu bạc trắng
Nhà tư tưởng, vị tướng, nhà thơ
Chúng ta làm gì bây giờ?

Hãy quên đi, hơi đâu lo nghĩ
Cô gái nơi xa bảo thế
Hãy uống rượu say
Và hãy hôn em

Nhưng nếu bông hoa của tôi đã chết
Tôi làm sao sống được
Trước đầm lầy mù mịt khói bay
Cuốn sách tuổi thơ những hình vẽ rợn người
Hàng đoàn người lê đi trong hoang mạc
Đấm ngực khóc và vặn mình la hét
Bóp cổ nhau bằng những ngón tay gầy
Các ông vua lông lá khắp người
Các vị quan toà mỉm cười
Những pho sử bê máu
Những năm tháng bồng bế nhau ảo não
Chọn rồi lại bỏ, mất rồi lại tìm
Thỉnh thoảng một đám người kêu lên:
“Ông này đã tìm ra chân lý!”
Không thoát khỏi những xiềng xích rên rỉ
Trong ngục tối âm thầm
Thầy phủ thuỷ lưỡi đỏ lòm
Người đàn bà quằn quại trong đống lửa
Tiếng chuông chùa thức ngủ
Các nhà thơ xanh tái u buồn

*

Người ta tác đá tạc tượng thần
Dâng cho tượng những đồ ăn quý nhất
Dâng cả máu trẻ con tinh sạch
Sau một đêm mưa, thần vỡ tan tành
Ngơ ngác nhìn lại tay mình
Anh không giết kẻ thù, nó sẽ giết anh
Nhưng máu đổ ra vẫn máu người đặc quánh
Chưa ai nghĩ ra cách khác
Cho đất thôi sôi sục máu người

Bài hát khác xưa rồi
Em vẫn ngồi mong đợi
Thành phố đã lên đèn
Những con tàu sừng sững màu đen
Điệu nhạc mới ồn ào trong quán rượu
Tôi vẫn muốn tìm em
Tin rằng em có thật
Đi nhiều nơi, nơi nào tôi cũng gặp
Những xóm làng đường phố rừng cây
Trái đất mình rộng quá
Ở đâu cũng có con người
Sao chưa tìm được cách nào
Sống với nhau cho ổn thoả?

*

Luthơkinh, Agienđê, Panmơ…
những người cự tuyệt dùng súng
Đều đã chết vì súng
Nền văn minh lầm lạc
Tôn sùng đồ vật và bạo lực
Thế giới xấu xa, thế giới đê hèn
Đã tới giờ cùng tận của đêm
Cái giờ kinh khủng nhất
Tất cả đều khác trước
Nhà cửa cứ phình ra
Đồ sộ những nhịp cầu sắt thép
Những chiếc xe lao đi như thú vật
Những cẳng tay bị cưa đứt
Những cái miệng đen ngòm
Những tất chân nhàu nát
Những bức tường đầy bọt nước
Ai lao xuống từ tầng gác hai mươi
Hay những con lôi long cổ đại đã sống dậy
Đi kiếm thịt người
Tiếng nổ của những tiếng súng hơi
Trên vòng quay ngựa gỗ
Hay tiếng cười những cô đào nguyên tử
Khoả thân trên vô tuyến truyền hình
Con người nhai của cải của mình
Mửa lên tiện nghi của mình
Đàn ông và đàn bà lừa dối nhau
Các “mốt” quần áo đều lạc hậu
Hãy mặc vỏ cây đi ra đường
Đã tới giờ quyết định
Những mỏ quặng đã khai thác hết
Đã tận cùng hoan lạc
Đã tận cùng tội ác
Đêm nay những đứa trẻ đi đâu
Tóc chúng dài như những cụ già
Mắt chúng gườm gườm hằn học
Nhà bác học kêu lên hốt hoảng:
Con người ngồi trên những máy điều khiển học
Tiếp tục nhổ vào mặt nhau
Chẳng cứu vãn được đâu
Tất cả đều vô nghĩa
Như một đồng xèng han rỉ
Trong khi chiến hạm cứ bắn súng chào
Các vị tổng thống ôm hôn nhau
Các nhà ngoại giao đập bàn đứng dậy
Các võ sĩ quyền Anh đấm nhau hộc máu
Các dòng sông bẩn thỉu
Các thành phố bị ô nhiễm hoàn toàn
Những người điên hò hét om sòm
Lũ đồng tính luyến ái kêu rên
Bọn cướp trẻ măng đốt phá các bảo tàng
Chúng không tin các nhà duy tâm
Chúng không theo các nhà duy vật
Đã tới cái giờ kinh khủng nhất
Cái giờ quyết định
Những bước chân chạy ầm ầm
Biển sôi như vạc dầu nóng bỏng

Bây giờ em ở đâu
Cô gái nghèo của bến tàu
Đôi mắt màu mưa ướt đẫm
Tôi yêu trái đất này sao được
Người ta ném bom xuống làng xóm chúng tôi
Những máy bay nhanh hơn tiếng động
Những người con trai của một thành phố khác
Cày nát đất tôi rồi
Bao đứa trẻ con đã chết
Dưới mặt trời ô nhục
Trái đất mình đẹp lắm phải không em?

*

Ngực tôi như khu rừng nhiệt đới tối đen
Đom đóm nửa đêm thức dậy
Nếu tôi gặp em thưở ấy
Chắc em sẽ hát cho tôi
Và sẽ yêu tôi.
Nhưng những cây gai đã lớn vụt giữa trời
Những cây gai giận dữ
Những con kiến lửa
Những bụi xương rồng trần trụi âm u
Móng tay tôi nhọn hoắt căm thù
Nụ cười tôi rách nát
Đêm tôi rền tiếng trống từ thưở trước
Nỗi buồn của ngọn giáo cổ sơ
Của những con người đầu tiên bị con người giết
Món nợ truyền đời cay nghiệt
Tôi còn phải trả đến hôm nay

Nhưng may sao trái đất không chỉ trong tay những kẻ điên rồ
Còn bao người thông minh người tốt bụng
Người làm vườn người xây nhà người dạy học
Ở đâu tôi cũng gặp
Họ đông vô cùng và mạnh vô cùng
Họ đã chán đau thương và thù hận
“Thế giới không phải món hàng
Của các ngài tổng thống
Con người không phải đồ thí nghiệm
Con người là mục đích không phải là phương tiện
Kẻ nào thích giết người
Muốn huỷ diệt trái đất này
Lên mặt trăng mà ở”
Những người thông minh nói thế
Triệu triệu người, triệu bàn tay mạnh mẽ
Vây quanh tôi như sóng biển muôn trùng…

Đêm nay từ sông Mã sông Hồng
Tôi lại là đứa trẻ lang thang
Đi tới bao miền xa lạ
Tìm em và bài hát ngày xưa
“Bao giờ cẩm chướng nở hoa
Quả dâu da chín ngọt”
Những bông hoa mở ra như ánh sáng
Nước mưa tràn trên vại đất thô sơ
Mưa mênh mông trên các ngôi nhà
Những đền đài kỳ lạ
Những tháp cao như ngực người thiếu nữ
Mọi binh khí nằm han rỉ
Cào cào bay trên cổng rào xanh
Hải cảng đèn rung rinh
Những người lính cứu hoả đã về đi ngủ hết
Bờ đá khuya vắng ngắt
Cô gái vẫn ngồi
Dẫu muộn mằn bao năm tháng đã qua rồi
Mắt em đã gần mờ đục
Tôi đã già nua vàng vọt
Em có nhận tôi không?
Nơi tận cùng mọi con đường
Hoa cẩm chướng mọc xuyên kẽ đá
Những gì anh mong, rồi anh sẽ có
Người đi đường mệt mỏi hãy kiên gan
Cánh cửa sẽ mở toang
Tiếng trống của những người thổ dân sống dậy
Chiếc vòng tay gãy
Trên tay người liền lại nỗi bơ vơ
Sẽ về đây người hát rong mù loà
Tóc bạc trắng nỗi buồn trên mặt đất…
Chỉ là ống sáo mong manh yếu ớt
Con người cần được thương yêu
Không phải cần ít đâu, cần nhiều, rất nhiều
Như tôi cần hướng về em
Cần được em mong đợi
Cần tin vào một sớm mai
Con người mang gương mặt mới
Biết trả lời mọi câu hỏi
Biết gieo những hạt giống khổng lồ
Hài cốt ngàn đời lạnh ngắt than tro
Sẽ tái sinh mùa màng ấm áp
Các chiến binh xưa và nay vứt đao khiên trụ giáp
Trở về làm những con người
Hãy đánh lên tiếng cồng thơ dại tuổi sơ khai
Uống rượu trong những bình gốm ché đồng đẹp nhất
Nỗi cô đơn tuyệt vọng
Cháy theo giấc mộng kinh hoàng
Chuyện hai ta chỉ là kỷ niệm buồn
Về một cô gái nghèo ở bến tàu
Đợi chờ hoa cẩm chướng.



HOA TẦM XUÂN
Tặng H bé

Con đường này xưa có tầm xuân nở
Dòng sông cũ cánh buồm giăng trắng xoá
Nay cạn khô trong cỏ dại u buồn
Những đền đài thửa trước đã tan hoang
Những chùa cổ chiều mưa rêu lạnh ướt
Chìm trong đất những chùm hương dĩ vãng
Tầm xuân ơi hoa chết đã lâu rồi
Nay ta về lặng lẽ tháng giêng hai
Em nhắc chuỵên những bông tầm xuân cũ
Giọng em sáng như một chùm nắng nhỏ
Ấm chiều sương run lạnh của chùa hoang
Tro phủ lòng anh những trìu mến đã tàn
Em chẳng biết em vô tư khêu dậy
Và gió thổi quanh em, tóc rối
Những bông hoa đã vụt mất bay về
Như giọt sương run rẩy cạnh đường đi
Như hoa vẫn còn hồng trên mặt đất
Hoa tìm mùa xuân suốt đời chẳng gặp
Anh suốt đời chẳng gặp sắc tầm xuân
Em hồn nhiên em chẳng biết anh buồn
Em cứ kể về loài hoa bé nhỏ
Những chùm hoa nở bừng trong gióư
Những chùm hoa ngày cũ chết lâu rồi.

Mùng 3 Tết Nhâm Tí



HOA TIGÔN
Tặng Giang

Nhà văn xưa tôi yêu mến mê say
Nay già lão được chính quyền sủng ái
Lưng còng xuống quên cả lời mình nói
Phản bội những điều trong cuốn sách thiêng liêng

Bác tôi chỉ huy trinh sát trung đoàn
Người anh hùng tuổi thơ tôi thán phục
Nay thủ trưởng một văn phòng lớn
Suốt ngày lau xe đạp chữa đèn pin

Cô bé tôi yêu giờ đã lấy chồng
Béo tốt càu nhàu tẻ nhạt
Thằng bạn nhỏ cùng vui đùa thủa trước
Cụt hai chân từ mặt trận lê về

Chỉ lũ chim xưa vẫn đập cánh bên hè
Hoa tigôn đẫm nước
Hoa tigôn của TTKH
Bài thơ thời đi học nhớ không em
Bài thơ đắng cay tuy điệu mà buồn
Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt
Hoa tigôn như trái tim vỡ nát
Chết âm thầm dưới những bước chân quen



HOA VÀNG Ở LẠI

Mưa thu ướt đẫm cánh hoa vàng
Gió lục địa tràn về như bão
Gió phiêu bạt phập phồng nếp áo
Mây đầy trời đất lạnh sáng mênh mông

Những cánh đồng hoa cúc mọc rưng rưng
Chùm nắng lạ tươi vàng trên cỏ dại
Trăng ngả xuống cho hoa mềm thức dậy
Những bức tường lẩy bẩy bóng hoa lên

Em trở về đêm lạnh áo em đen
Gian phòng nhỏ một bình hoa ướt sũng
Em đã ngủ anh ngồi im lặng
Cái màu hoa ám ảnh suốt đêm dài

Ở ngoài kia thành phố mưa bay
Bùn lầy lội những ngả đường khuya khoắt
Mưa và gió ầm ào trên mặt đất
Hai chúng mình bên cạnh một loài hoa

Sắc hoa vàng những miền đất ta qua
Biển và cát của một thời trẻ dại
Những làng vắng màu hoa trên cát cháy
Con sóng đêm vàng chói cánh tay nâu

“Quả chuông vàng rung ở cuối rừng sâu”
Bài hát ấy bây giờ ai hát lại
Khói nghi ngút suốt mùa hè bom dội
Một chùm hoa bên suối báo vào thu

Một chùm hoa hái vội đặt trên mồ
Thằng bạn cũ nơi đỉnh đèo nằm lại
Đêm nay gọi tìm nhau trong đất tối
Mắt to vàng nóng bỏng giữa đài hoa

Đã qua đi thời say đắm mong chờ
Vẫn còn đó một màu hoa gay gắt
Cái màu hoa cô độc
Nở âm thầm trong giá buốt heo may

Em của năm nào em của hôm nay
Em đang thở hay hoa vàng đang thở
Gương mặt của tình yêu và nỗi khổ
Phương xa nào đến ở cùng tôi

Cái người trai đêm vắng lặng im ngồi
Cốc rượu đắng cùng hoa chuốc lửa
Tưới rượu xuống hoa vàng lả tả
Thấy chập chờn sao mọc nắng dâng lên

Cháy bên mình không một phút nguôi yên
Tình đã hẹn đời không thể khác
Chỉ e nữa lòng em rồi cũng nhạt
Quên hoa vàng ở lại những đêm mưa

Không bao giờ là cuối_XQ

NÓI VỚI ANH

Em biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:
Sự gắn bó giữa hai nguời xa lạ
Nỗi buồn vui đem chia sẻ cùng nhau

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi
Niềm đau đớn tưởng như vô tận
Bỗng có ngày thay thế một niềm vui

Điều hôm nay ta nói, ngày mai
Người khác lại nói lời yêu thuở trước
Đời sống chẳng vô cùng, em biết
Câu thơ đâu còn mãi ngày sau

Chẳng có gì quan trọng lắm đâu
Như không khí như màu xanh lá cỏ
Nhiều đến mức tuởng như chẳng có
Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang

Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui suớng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường như trang sách
Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm giữa miền đât khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn



TỰ HÁT

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khong cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Di đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh có khi chết đi rồi

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Và em đã yêu anh

Ban mai tình yêu


Cho một tình yêu


Dường như ta đã


Đánh thức mùa thu


Em đã yêu anh


Giấc mơ muôn màu


Mưa và nỗi nhớ


Người yêu dấu ơi


Nhớ



Như em đợi anh



Tình yêu chưa nói



Và em có anh


Vì anh đấy thôi

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Thiên Trường _ Nam Định

1. Nam Định là một tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội chín mươi kilômét (90 km) về phía đông nam (phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ thuộc biển Thái Bình Dương, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam) và nằm trên tuyến đường giao thông rất thuận tiện (trên tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 21 nối từ quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố, quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình qua Nam Định, sang Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh). Dải đất hiền hoà tươi xanh cây lá bốn mùa này được bao bọc bởi lưu vực của những dòng sông lớn (Hồng Hà, sông Đào, sông Ninh Cơ,…). Những dòng sông từng đi vào sử sách, thi ca ấy đã tạo dựng nên vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, từ đó, xóm làng san sát mọc lên, quần cư đông đúc. Lần theo dấu tích trên bản đồ địa danh, ta bắt gặp nơi đây biết bao điều đáng nhớ, đáng trân trọng ẩn chứa trong cả cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống và con người: từ vùng núi Gôi (Côi Sơn) ở Vụ Bản đến bãi biển Hải Hậu, biển bồi ở Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ); từ vùng đồng chiêm trũng Vụ Bản, Ý Yên đến dải đồng bằng châu thổ được dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa quanh năm bồi đắp với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, bờ xôi ruộng mật. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cặp hình ảnh sơn thuỷ hữu tình, nên thơ nên hoạ non Côi sông Vị đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, bất tử cho mảnh đất thành Nam (cũng như sông Hương núi Ngự mang linh hồn xứ Huế mộng mơ, núi Nùng sông Tô chất chứa hào khí, anh linh của kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến hay rất nhiều cặp địa danh tiêu biểu khác như: sông Châu núi Đọi, núi Tản sông Đà,…).



2. Ngược dòng lịch sử, căn cứ vào các tài liệu địa chí hiện biết thì Nam Định vốn là đất Nam Giao đời xưa. Thời Lý, đất ấy thuộc lộ Hải Thanh. Thời Trần, Trần Thái Tông đổi là lộ Thiên Thanh; Trần Thánh Tông đổi thành lộ Thiên Trường, đồng thời thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường (1262). Sang thế ký XV thì: “Triều nhà Lê cũng theo thế. Trong năm Quang Thuận (1466) đặt là thừa tuyên Thiên Trường, thống trị các phủ huyện. Đến khi định bản đồ, mới đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, có chín phủ ba mươi sáu huyện”, đến năm Hồng Đức thứ hai mươi mốt (1490) đổi làm xứ Sơn Nam; trong đời Hồng Thuận lại đổi làm trấn với đặc điểm: “Địa thế trấn này rộng, xa, có nhiều cảnh tốt, là bậc thứ nhất ở trong bốn thừa tuyên (…), là đất tụ khí anh hoa, tục gọi là văn nhã, thực là cái bình phong phên chắn của trung đô và là kho tàng của nhà vua”. Dẫn theo Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh thì: Dưới thời Lê Trung Hưng, năm Cảnh Hưng thứ hai (1741), trấn này chia ra làm hai lộ là Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ; thời Tây Sơn lại trở lại trấn Sơn Nam Thượng và trấn Sơn Nam Hạ. Đầu thời Gia Long, lấy hai trấn thượng, hạ lệ vào Bắc Thành. Năm Minh Mệnh thứ ba (1822) đổi thượng trấn làm trấn Sơn Nam, hạ trấn làm trấn Nam Định. Đến năm 1832 thì chính thức đặt tỉnh Nam Định. Đây là quá trình thay đổi, chia đặt phức tạp, Nam Định từ một vùng địa lý với nhiều địa danh hành chính (đạo - lộ - phủ - thừa tuyên - xứ - trấn) đã trở thành tỉnh, trị sở về cơ bản không có sự thay đổi.

Nam Định nằm ở chính giữa cái nôi của nền văn minh sông Hồng, lịch sử từ xưa đến nay luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Vùng đất này thời nào cũng được mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Bắt đầu từ các vua Hùng dựng nước, Nam Định dẫu rằng không phải vùng đất tổ nhưng chúng ta đã phát hiện ra trống đồng ở núi Gôi (Vụ Bản) và những di vật đồ đá, đồ đồng khác trong các di chỉ khảo cổ học của người Việt xưa ở các dải núi đồi của Vụ Bản, Ý Yên. Đó là những minh chứng cho sự hiện diện của nền văn hoá Đông Sơn nơi đây. Sang thế kỷ XX, dưới con mắt của người Pháp thì: “Chiếm được thành Hà Nội và Nam Định là chiếm được Bắc Kỳ”. Từ đây cũng đủ cho ta thấy tầm quan trọng và vị thế lịch sử của dải đất ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ này.

Tựu trung lại, vùng đất Nam Định nay, Thiên Trường xưa với bề dày lịch sử và chiều sâu các giá trị văn hoá đã đóng góp một phần không nhỏ và luôn có vị thế xứng đáng trong kho tàng văn hoá Việt Nam.



3. Trên mảnh đất Nam Định hiện vẫn còn di tích phủ Thiên Trường (tên cũ là hương Tức Mặc) - nơi phát tích của dòng họ Trần và vương triều Trần. Bảy trăm năm trước, nơi đây từng là một trung tâm chính trị, văn hóa của đất nước, được tập trung xây dựng nhiều lâu đài, cung điện nguy nga, lộng lẫy, tòa ngang dãy dọc (trong đó tiêu biểu nhất là điện Trùng Quang nơi Thái thượng hoàng về ngự và điện Trùng Hoa để các vua Trần về chầu nghỉ ngơi). Cho đến nay, nhất là từ sau năm 1945, qua nhiều lần chia đặt, đất hương Tức Mặc - phủ Thiên Trường thuở xưa, nay nằm trên địa bàn bốn xã: Lộc Vượng, Lộc Hạ (phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định), Mỹ Trung, Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định) và vẫn lưu giữ được cụm di tích quan trọng về nhà Trần rộng hàng chục hecta bao gồm:

Cụm di tích đền Trần - chùa Tháp với quần thể di tích đền Trần nằm ở vị trí trung tâm của hành cung Thiên Trường khi xưa (nay thuộc làng Tức Mặc - phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định); bao gồm đền Thiên Trường và đền Cố Trạch được xây dựng sát nhau trên một diện tích khoảng tám hécta (8 ha) ngay trên nền móng của cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa. Du khách đến thăm khu đền Trần, từ thành phố Nam Định đi theo đường Hưng Yên và 38A có thể men theo con đường trải nhựa dọc sông Vĩnh về phía tây bắc khoảng ba kilômét (3 km) hay chuyển qua đi đò từ đoạn chân cầu Sắt. Cách khu vực đền Trần bốn trăm mét (400 m) về phía tây (vẫn thuộc làng Tức Mặc) là ngôi chùa Phổ Minh - còn có tên chùa Tháp - xây dựng từ thời Lý và được mở rộng hơn từ năm 1262 dưới thời Trần.

Cụm di tích Bảo Lộc bao gồm đền Bảo Lộc, đền Khải Thánh, chùa, phủ Mẫu, lăng Hưng Đạo Vương (thuộc xã Mỹ Phúc - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định), cách trung tâm thành phố năm kilômét (5 km) về phía tây bắc. Từ thành phố, du khách theo đường 38A đến chợ Viềng, đi tiếp đến đê Ất Hợi rồi rẽ trái theo đê chừng hai kilômét (2 km) nữa là đến.



4. Về thăm khu di tích nhà Trần ở Nam Định hôm nay, du khách vừa được lắng nghe, tìm hiểu, vừa được ngắm nhìn, thưởng ngoạn những thành tựu của một trong những nền văn hóa rất huy hoàng của dân tộc ta thế kỷ XIII - XIV. Từ đó họ thêm thấu hiểu không phải ngẫu nhiên mà người Nam Định dù đang ở đâu, làm gì cũng đều tự hào rằng mình là người con của quê hương vương triều Trần - một vương triều đã đạt tới đỉnh cao trong hệ tư tưởng Đại Việt. Hệ tư tưởng ấy không những đã đánh bại tư tưởng của đế chế phong kiến phương Bắc mà còn là nền tảng để hình thành cốt cách người dân Nam Định nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

PHẠM THỊ MINH TÂM, (2008)

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Thế thì dạy em yêu anh đi

Hôm nay có phải thanh minh không nhỉ? Sao trời âm u, vắng nắng và lạnh lẽo thế. Giống như những ngày đầu tiên của mùa đông chứ không phải tiết trời gần xa xuân nữa.
Lang thang trên mạng, vào Bình Minh Mưa, một trang web được bạn gửi năm xưa và đọc được title bài viết này.
Ghi nhớ vào đây đường link đó nhé:
- Thế thì dạy em yêu anh đi
http://www.bmmua.com/2011/04/the-thi-day-em-yeu-anh-di/
- Thực và buồn
http://www.bmmua.com/2011/04/thuc-va-buon/
Cuộc sống vốn là thực và buồn, nhưng vì nó quá thực nên tôi không thể đem tư duy của mình mà ảo ra nó được, cũng không thể đem nỗi buồn của mình đắp vào nỗi buồn của nó. Và cũng vì thế nó vẫn đơn giản mà trôi đi, giống guồng quay của một cái bánh xe, đi mãi, đi mãi mà không biết đâu là điểm cuối cùng.

Sáng nay ngủ dậy, mở cửa sổ, tôi cũng nhìn thấy đậu trên cành cây một chú chim nhỏ. Nhưng có lẽ lớn hơn sẻ nhỏ của K. Chú ấy đang đứng so vai và xù lông im lặng. Không hiểu chú đang nghĩ điều gì?
- Sẻ nhỏ
http://kazenka.blogspot.com/2011/04/se-nho.html

Thầy giáo VHVN của tôi yêu và lấy cô học trò nhỏ, học sinh giỏi văn trong đội tuyển thi QG của mình. Thầy thô ráp, béo tròn và thấp. Cô mảnh khảnh và giọng nói gai gai, đôi mắt nhỏ và buồn ẩn sau cặp kính cận. Sau này, từ vợ_học sinh, cô trở thành đồng nghiệp của thầy, nhưng theo đuổi VHPT.
Vợ chồng cô yêu nhau có lẽ bằng thứ tình nghệ sĩ, tình của những con người trót dính dáng tới nghiệp văn. Họ lập trong nhà hẳn một thư quán có ghi hai chữ cái tên nhau. Hàng đêm, mỗi khi cô trằn trọc khó ngủ, thầy thường lặng lẽ ôm đàn gảy những bản tình ca của Trịnh bên vai cô. Giọng hát của thầy không hay. Nhỏ, khô và gằn. Không thoát. (Tôi từng nghe thầy hát Như cánh vạc bay và sau đó cũng muốn mình được bay như cánh vạc, xa khỏi giọng hát thầy, **). Rồi mỗi đêm, những lần hai người giận nhau, thầy vẫn ôm đàn nhưng ra tựa lưng lên bậu cửa, vẫn hát Trịnh, nhưng không phải Tình nhớ, Biển nhớ, Như cánh vạc bay, Phôi pha mà chỉ một câu thôi: "Từng người tình bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ". Và tôi thì nhớ hai câu sau hơn cả: "Ôi những dòng sông nhỏ. Lời hẹn thề là những cơn mưa"..

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Vừa biết dấu yêu

Những sớm mai tỉnh giấc
Đời thành vườn hoa


Câu chuyện tình tôi



Cỏ mềm



Cô gái đến từ hôm qua



Cơn gió lạ



Em về tóc xanh



Gửi



Hoài niệm nắng


Ngồi hát ca bềnh bồng



Vừa biết dấu yêu


Tóc ai bay ngang lưng trời
Nhớ đem mây về trần đấy nhé!
Áo ai bay thênh thang đồi
Vực sâu hé môi cười

Mắt ai xa lung linh đèn
Dỗ chiêm bao cuộc tình mới đến
Phố ai quen ai xa lạ
Đẹp hơn mỗi ngày qua

Em cho ta yêu thương tình cờ
Nuôi cho tóc xanh lại
Những âm u vừa chớm
Đã tan đi nhẹ

Em cho ta vô tư tình cờ
Và tô son những đêm dài
Những sớm mai tỉnh giấc
Đời thành vườn hoa

Phố quanh và phố dài
Phố em vừa dấu hài
Vừa một bàn chân bình yên

Gió đêm về gió mừng
Gió reo lòng tưng bừng
Thấy ta vừa biết dấu yêu...hồn tinh khôi